Chữ Hiếu, Thành Kiến, Thực Hành Và Kết Quả Trong Gia Đình

Hôm nay mình muốn viết về những chữ Hiếu, Thành Kiến, Ý Kiến, Thực Hành và Kết Quả của gia đình.

Chủng tộc nào cũng có thành kiến nhưng mình thấy VN bị nặng nhất. Bố mẹ luôn luôn có thành kiến về con dâu, chàng rể, phải như thế nào, ra sao thì mới xứng đáng với con mình nhưng không bao giờ nghĩ tới con mình như thế nào, ra sao để được người trong mộng của bố mẹ. Nồi nào ắp vung đó, nghĩa là sao, nếu con mình là nồi méo thì làm sao lấy vợ hoặc chồng vung tròn được? Nếu con mình đòi lấy người mình chọn thì lại dùng chữ Hiếu để ép buộc con hoặc làm cho con cảm thấy tội lỗi.

Theo mình chữ Hiếu đặt ra để bố mẹ hại đời con vì bố mẹ ích kỷ. Ở Mỹ 46 năm, chưa bao giờ biết chữ tiếng anh là gì vì bố mẹ Mỹ không bắt chẹt con làm gì cho họ. Mình hỏi mẹ mình tại sao nhà đẻ 7 đứa con, mẹ mình nói vì mỗi đứa bố được thêm lương. Thế ngoài việc thêm tiền, con cái được đẻ ra để làm gì, để mẹ và vú nuôi nếu gia đình có tiền, không có tiền thì mẹ nuôi nheo nhóc. Từ nhỏ mình đã để ý người VN sống như thế nào, thành kiến, ý kiến và lời lẽ chứ không có thực hành, miệng mở ra là ca dao tục ngữ nhưng không ai thực hành một câu nào, vì vậy gia đình ít người có hạnh phúc và sung túc.

Theo mình nuôi con ngày 3 bữa, mua quần áo cho nó mặc, có căn nhà cho nó ở chưa phải là tình thương bố mẹ dành cho con thì tình thương con cho bố mẹ có hay không hay chỉ là bổn phận. “Uống nước nhớ nguồn”, cái câu này mình thấy rất hay, có thể mình hiểu sai, nhưng ý nó là nhớ ơn và không “ăn cháo đá bát”. Cái này đem tới câu chuyện mình và một gia đình mỹ rất dễ thương.

Số là mình bỏ nhà ra ở với gia đình này khi được ra khỏi trại Pendleton. Một gia đình rộng lượng, đầy tình thương, vác một thằng mắt hí, không biết như thế nào, nuôi nấng, dạy dỗ cách sống của một gia đình Mỹ tốt. Con cái người ta mặc jeans, áo thun, đi bata, mình đòi quần loe, áo cổ adam, giày đầu tầy mốt VN, tốn tiền hơn, bả cũng dẫn mình đi đủ tiệm kiếm mua cho mình, mình muốn ăn xí muội, cũng chở đi chợ tầu mua cho bằng được. Nhưng khi về già, tiền để dành không có, đời sống chật vật hơn. Mùa Giáng Sinh đầu tiên sau bao nhiêu năm không gặp, thay vì mua quà vớ vẩn, mình bỏ $1000 và hộp và gói lại. Hai người mở ra, bật khóc vì họ đang cần tiền, “why are you so generous?” “No my parents, you were so generous to me, it’s priceless”… từ đó, khi bố mẹ nuôi cần tiền mình luôn luôn giúp, ngay cả những đứa em cột trèo tóc vàng mắt xanh, mượn tiền, mình sẵn sàng cho mượn, mà cái hay là mình luôn luôn có nếu mình muốn. Họ không bao giờ đòi hỏi một cái gì, không bao giờ nhắc nhở công lao họ đã làm cho mình, kể ơn. Cái tình của họ cho mình cũng như hoặc hơn tình bố mẹ ruột thương con, cái đáng phục hơn là cho một người dưng.

Bây giờ trở về với bố mẹ ruột. Theo VN muốn hiếu thảo, con phải nuôi bố mẹ nhưng ở bên mỹ, bố mẹ không cần được nuôi vì chính phủ sẽ nuôi, chính phủ sẽ cho chỗ ở nếu cần, có đói luôn luôn có đồ ăn, thì sao phải cần chui vào gia đình con rồi làm khó chịu con dâu, chàng rể. Sống cho khó khăn để trước khi chết mới hối hận và xin tha thứ hoặc tha thứ con.

Trước khi mình lập gia đình, mình có thông báo cho cả nhà, bố mẹ anh chị em, bà xã sẽ là người mình xây dựng gia đình với, phải có open mind và mở rộng cánh tay đón vợ mình, lộn xộn là xin mọi người lánh xa, mình không cần ai vào để phá gia đình mình, thành kiến, ý kiến vớ vẩn giữ lấy và đừng cho mình biết. Ngày lễ vui thì gia đình mình tới, lắm chuyện thì mình ở nhà mình.

Hồi con mình còn nhỏ, sau ngày Thanksgiving, mọi người nhỏ lớn đi gặp nhau ở shopping uống cà phê, mọi người đi về nhà mẹ mình nấu ăn tối, không mời gia đình mình, con gái mình hỏi tại sao không đi tới nhà bà nội với những chị em họ của bé. Mình phải nói dối nhà bà nhỏ quá, đông người quá thôi mình về nhà mình nấu ăn ăn. Con bé mặt hơi buồn, nhưng con muốn chơi với mọi người. Mình nhìn con mình mà thương bé quá, mình không ngờ nhà mình lại ác như vậy.

Cái con người VN eo hẹp mình không thể chịu được, từ đó mình không muốn dính tới ai trong gia đình. Nhưng khi cần tiền vẫn gọi mình, và mình vẫn giúp đỡ khi cần. Đối với mình, người ác thì sống khổ sở trong tâm trạng riêng của người ta, mỗi người ông trời sẽ tính phận riêng mình chỉ biết mình sống trọn vẹn với cái tâm tốt mà thôi, không giận, không hờn, không ghét ai cả.

Mình phải lo Phước đức cho gia đình mình hạnh phúc và biết thương yêu nhau, vì tình thương sẽ không có thành kiến, không ác độc và nhất với con nít. Cái hay của bà xã là con người lúc nào cũng dễ dãi, bỏ qua, sống thật proactive, không chấp nhất người, lúc nào cũng đối xử tận tâm. Đúng là nồi nào ắp vung đó, rất tròn.

Đối với minh, chữ hiếu là tình thương của con với bố mẹ chứ không phải là bổn phận phải theo lời bố mẹ để phá tan gia đình mình. Bố mẹ thương con, nghĩ cho con, thì con sẽ thương bố mẹ và nó đi hai chiều.

Tại sao phải cung cấp tiền cho bố mẹ hàng tháng, bố mẹ cần tiền để làm gì? Bố mẹ hay có cái của người phúc ta, lấy tiền con này cho con kia, mình nhất định không có chuyện đó. Khi mình có bạc ngàn, cho bạc chục không sao, có trăm ngàn, cho bạc trăm, có bạc triệu, cho bạc ngàn không đáng, nhưng bố mẹ phải nghĩ tới con và giúp con đạt được bạc triệu rồi hỏi tiền sau. Bố mẹ sẽ đi trước, còn lại gia đình con phải hạnh phúc và sung túc cho tụi nó riêng vì tụi nó còn cả tỷ năm sau khi bố mẹ già và ra đi, không có một cái gì ác bằng sau khi đi, gia đình. con lục đục, không hạnh phúc vì bố mẹ khó khăn, không sung túc vì lo cho bố mẹ mà không có giờ kiếm tiền cho chính gia đình mình, nền tảng. gia đình không vững chắc mà thiệt ra đã không có rồi. 

Đối với mình, những người hiếu thảo quá không nên có gia đình, không thông mình đủ để lập gia đình riêng cho chính mình. Phải hiểu gia đình mình là chính, mọi người chung quanh là phụ, ngay cả bố mẹ, anh chị em, lòng thương mình cho bố mẹ là trong tâm, hạnh phúc gia đình là đang thể hiện hằng ngày.  Gia đình có phước thì bố mẹ dễ dãi giúp gia đình con cái được hạnh phúc và sung túc, thì mình mừng. Bố mẹ khôn thì đừng là gánh nặng cho gia đình con cái, để cho tụi nhỏ tiến thân, xây dựng một gia đình vững chắc, hạnh phúc và sung túc cho chính nó, con mình lập gia đình, phải thương vợ, chồng nó như con mình vì biết thương người dưng, thì người dưng mới biết thương con mình, luật vay trả. Bố mẹ ích kỷ, eo hẹp, dạy con giống mình đi theo chữ hiếu thì cả đời nằm trong sự khổ sở từ tâm thần tới vật chất. 

Bây giờ loại chữ hiếu ra, tới gia đình riêng của chính mình, vợ chồng cãi lộn, khấu bó nhau vì thành kiến và ý kiến từ bố mẹ truyền xuống từ bé.

Ý kiến và thành kiến không làm ra chuyện, sự thực hành và kết quả mới quan trọng. Thành kiến phỏng đoán kết quả sẽ ra như thế nào, nên hoàn toàn không đúng, chưa làm chưa biết kết quả sẽ ra sao. Tại sao ý kiến này, ý kiến kia rồi chửi nhau ỏm tỏi, chưa biết ý kiến tốt như thế nào mà mọi người đã giận nhau, cau có, ồn ào con cái nó sợ nó buồn nó lo thì những ý kiến này đã hư rồi.

Mình đã kiếm ra chân lý, ý kiến vợ cho ra, tốt, em có muốn làm không thì mình thử, nhiều khi đồng ý theo thì lại sợ làm, không dám làm, mình nói cứ thử đi, nếu kết quả ra không tốt, thì làm thử ý kiến khác của mình, hư bỏ. Phải hiểu như thế này, người nào cũng muốn là mình giỏi, cầm quyền “in control”, nhưng khi mình không phảng kháng thì như người đánh vào gió, bầu không khí sẽ nhẹ đi và người kia cảm thấy lo sợ vì không biết có làm được hay không, nhưng mình chấn an bằng cách mình đi theo luôn và khuyến khích, việc ra đẹp thì người hãnh diện và nghĩ tiếp và làm tiếp, kết quả ra tốt cả nhà hưởng, nó là win-win, người vợ, chồng vui vì được việc, mà vui thì mình cũng vui, con cái cũng vui vì không ai to tiếng. Nhưng nó lại tới câu “một câu nhịn, chín câu lành”, cái này là câu của những bà mẹ thụ động đặt ra để biện hộ cho sự yếu hèn của mình. Nghĩ sao nói vậy, không được ba xạo với chính mình, khi hai người trao đổi ý kiến, nó tốt vì nhiều ý kiến tốt cho gia đình thì có nhiều sự lựa chọn tốt hơn, nó gọi là brainstorming, con cái, bố mẹ cùng nhau làm cho đời sống tốt hơn, nó thành “teamwork”. Con người VN phải hiểu chữ này một cách rõ ràng. Người VN mà hiểu được chữ này thì đã không mất nước vì teamwork cần sự tôn trọng lẫn nhau.

Mọi người trong gia đình phải biết chuyện cổ tích hai bố con và con lừa để hiểu về sự sai lầm sống với dư luận của người đời.

Mình phải sống cho gia đình riêng của mình, phải nhớ như thế này, lắm thày thì nhiều ma, mỗi người mỗi ý, đa số người không làm được thì làm “giám đốc” người làm được chỉ biết làm thôi thì có câu “just do it”. “Get the best man/woman for the job”, nghĩa là gì? Người nào giỏi về cái gì, để người ta làm cái đó, đừng ý kiến vớ vẩn, nếu chỉ trích thì làm đi cho mọi người cùng hưởng. Con mình muốn làm gì, cho nó làm, không được thì giúp nó hiểu tại sao kết quả ra không tốt, không vì thành kiến mà bác bỏ những gì nó muốn làm. Cái này sẽ tạo cho nó một tự tin, dám làm và sự tự tin sẽ giúp nó tiến trong đời sống nó sau này. Người chưa nấu một bữa ăn nào ngon cho ai mà luôn luôn có ý kiến phải nấu như thế này, thế kia mới ngon, xin mời vào bếp PLEASE.

Bố mẹ mình vừa mất xong, mong hai người được tiêu diêu miền cực lạc. Tinh thương cho bố mẹ mình để trong lòng. Người đi là hết, mình để ý coi bố mẹ có đi về cho mình điềm gì hay không, không có một chút gì. Mình nghĩ khi mình mất nó sẽ là “nothingness”. Con mình chưa lớn để lập gia đình nhưng mình mong những người đang sống, đang có gia đình, có con đã lập gia đình nên be “a big man, a big woman”, nghĩa là nên dễ dãi, nhẹ nhàng, rộng rãi đừng nhỏ nhen, eo hẹp vì thành kiến, ý tưởng riêng của mình, nên nghĩ cho gia đình con cái và cháu chắt của mình nếu có, đừng để mất đi những dịp may còn là vợ chồng, còn gặp con, gặp cháu, thời giờ trôi rất mau, không lấy lại được và sẽ có ngày mình phải đi, đừng để tới giờ hấp hối mới tỉnh giấc.

Con mình đã lớn, mình mong nó không nhớ lại chuyện hồi nhỏ không được tới nhà bà. Vì con người mình hiểu được triết lý sống của VN và nhờ triết lý sống của Mỹ, mình hợp tác hai cái hay của nhau và tạo cho mình một gia đình hạnh phúc và sung túc. Con gái mình đòi làm đám cưới kiểu VN không cần biết chồng bé sẽ là người của chủng tộc nào, mình chỉ hỏi đùa “are you sure you want to do that?”. “Yes” she said. Mình và bà xã cũng mừng và vui.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *