17/06: 1Quán chiếu về lẽ vô thường-Thực hành của một Bồ Tát-2.Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 6314 lần
Nguồn : Thư Viện Hoa Sen
(Lời mở : Trên trang web này, giáo sư Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú đã có những bài viết về ” Lẽ Vô Thường ” . Chúng tôi đăng bài luận-giảng – cùng một đề tài – dưới đây như một dịp để phật tử chúng ta ôn tập về một vấn đề rất quan thiết đến cuộc sống tâm linh của mình.- NN)
1-QUÁN CHIẾU VỀ LẼ VÔ THƯỜNG –
THỰC HÀNH CỦA MỘT BỒ TÁT
Từ bỏ những mối bận tâm của cuộc đời này bằng cách quán chiếu về lẽ vô thường
Luận giảng của Dilgo Khyentse Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
Những bằng hữu thân thiết từng gắn bó lâu dài sẽ phải xa lìa,
Của cải và tài sản có được với rất nhiều nỗ lực sẽ bị bỏ lại,
Tâm thức, một người khách, sẽ rời khỏi khách sạn thân xác –
Từ bỏ những bận tâm của cuộc đời này là thực hành của một Bồ Tát.
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổ và thất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi…
… và vô thường, như tia chớp vụt sáng qua bầu trời đêm. Việc quán chiếu về sự vô thường của mọi hiện tượng giúp cho bạn xoay chuyển tâm hướng về Giáo Pháp. Như có câu nói:
Mọi sự được sinh ra sẽ chết đi,
Mọi sự được tụ hội sẽ tan tác,
Mọi sự được tích tập sẽ trở nên cạn kiệt,
Mọi sự ở trên cao sẽ rơi xuống thấp.
Trong sự mê lầm của ta, ta thấy mọi sự việc thường hằng và thực sự hiện hữu. Nhưng trong thực tế các hiện tượng thì vô thường và không có bất kỳ hiện hữu chắc thật nào. Ta muốn tin rằng bằng hữu, vợ (chồng), của cải, và thế lực của ta sẽ trường tồn mãi mãi nhưng tự bản chất, những điều đó buộc phải thay đổi. Vì thế, thật là điên rồ khi quá bận tâm về chúng.
Trong khắp vũ trụ, sự vô thường của các hiện tượng duyên hợp thì thật rõ ràng. Chẳng hạn ở đây, bạn hãy nhìn xem bốn mùa thay đổi ra sao trên trái đất. Vào mùa hạ, những tán lá xanh tươi thơm ngát tràn ngập khắp nơi và cảnh vật giống như thiên đường. Vào mùa thu, cỏ cây khô héo và úa vàng, những bông hoa biến thành trái quả và cây cối bắt đầu rụng lá. Sang mùa đông, miền đất có thể bị tuyết trắng phủ kín và tuyết tan đi khi hơi ấm của mùa xuân xuất hiện. Bầu trời có thể bị mây che phủ vào buổi sáng, và buổi chiều thì trở nên trong trẻo; những con sông có thể dâng tràn hay khô cạn; mặt đất rắn chắc có thể lay động và rung chuyển thật rõ ràng, và một vùng đất có thể bị truồi đi và trượt mất. Ở khắp mọi nơi trong thế giới bên ngoài, ta không thể tìm được duy nhất một hiện tượng nào là vững chắc.
Điều này cũng hoàn toàn đúng với con người. Chúng ta biến đổi trong từng khoảnh khắc trôi qua. Chúng ta biến đổi từng giây phút, từ khi còn trẻ tới lúc già nua, từ lúc già cho tới khi chết. Những quan điểm, tư tưởng và kế hoạch của ta thường xuyên thay đổi và biến chuyển. Chẳng có gì chắc chắn là một kế hoạch đã bắt đầu sẽ được hoàn tất, cũng chẳng có gì chắc chắn là nó sẽ tiến triển theo cách ta đã dự định. Như Đức Longchen Rabjam nói:
Ta muốn sống mãi với những người ta yêu mến,
Nhưng chắc chắn ta sẽ phải chia tay họ,
Ta muốn mãi mãi ở một nơi dễ chịu,
Nhưng chắc chắc ta sẽ phải ra đi.
Ta muốn mãi mãi vui hưởng tiện nghi và lạc thú,
Nhưng chắc chắn ta sẽ phải lạc mất những điều đó.
Hãy nhìn vào số người mà bạn đã biết từ khi bạn còn rất nhỏ – bao nhiêu người vẫn còn sống? Tạm thời vào lúc này, bạn có thể vẫn còn sống với cha mẹ, bằng hữu, vợ (chồng) bạn và v.v.. Nhưng bạn không thể thoát khỏi sự thật là vào lúc chết bạn sẽ bị lấy ra khỏi họ như một sợi tóc được lấy ra khỏi thỏi bơ – không chút bơ nào còn dính vào sợi tóc.
Không thể biết rõ khi nào bạn chết, và hoàn cảnh mà cái chết sẽ xảy đến thì không thể biết trước. Giống như một con ếch trong miệng một con rắn, bạn đã ở trong miệng Thần Chết. Cái Chết có thể đánh xuống bất kỳ lúc nào mà không báo trước, và là kết quả của tất cả những loại nguyên nhân và hoàn cảnh. Một số người chết trẻ, một số người chết già, một số chết vì bệnh, một số chết trong chiến tranh hay vì một tai nạn dữ dội bất ngờ như bị rơi xuống vách núi. Một số người chết khi ngủ, một số chết khi đang đi, một số chết lúc đang ăn. Một số người chết thanh thản, một số tan nát bởi sự bám luyến đối với những người thân và của cải của họ. Dù thế nào chăng nữa, tất cả chúng ta đều phải chết. Jigme Lingpa đã nói:
Người ta mệt nhoài trong cái nắng mùa hạ
Thưởng thức ánh trăng thu mát mẻ, trong trẻo –
Nhưng không kinh hãi khi nghĩ rằng
Một trăm ngày trong đời họ đã qua đi và trôi mất.
Cuộc đời phù du như một hạt sương trên đầu ngọn cỏ. Không cái gì có thể ngăn chặn cái chết, giống như không ai có thể làm ngưng lại những cái bóng kéo dài mà mặt trời hoàng hôn thả xuống. Bạn có thể vô cùng tươi đẹp, nhưng bạn không thể quyến rũ cái chết. Bạn có thể tràn đầy uy lực, nhưng bạn không hy vọng chi phối được cái chết. Ngay cả của cải khó tin nhất cũng không thể mua thêm cho bạn vài phút của cuộc đời. Cái chết là điều chắc chắn đối với bạn cũng như đối với người bị một lưỡi dao đâm thủng ngực.
Vào lúc này bạn thấy khó chịu đựng nổi nỗi bực dọc nhỏ bé khi bị gai nhọn đâm hay khi tiết trời nóng bức. Nhưng nỗi thống khổ bạn sẽ phải đối diện sẽ ra sao vào lúc chết? Chết không giống như một ngọn lửa tắt ngúm hay như nước thấm hết vào mặt đất. Tâm thức vẫn tiếp tục; khi bạn chết, tâm thức từ bỏ thân xác bạn, và chỉ có những dấu vết của nghiệp do những hành động tốt và xấu trước đây của bạn gây ra là đồng hành với nó. Khi đó tâm thức bị buộc phải lang thang trong những con đường của bardo, trạng thái nhất thời giữa cái chết và một sự hiện hữu mới. Bardo là một nơi khủng khiếp mà ta không biết tới, đôi khi tăm tối thật khó tin nổi, không có một khoảnh khắc an bình. Trong thời gian bạn ở trong bardo, đôi khi bạn nghe những tiếng động kinh hoàng hay nhìn thấy những điều khủng khiếp. Như một kẻ tội phạm bị đưa tới nơi hành quyết, bạn có thể bị lôi kéo, xô đẩy bởi các sứ giả của Yama, Thần Chết. Họ la hét “Giết nó!” và “Đưa nó lại đây!” Đó không phải là một nơi thoải mái và dễ chịu.
Tiếp theo những đau khổ khủng khiếp của bardo là những đau khổ của đời sau, dù đó có thể là khổ đau nào chăng nữa. Đau khổ mà bạn phải chịu đựng là kết quả vô tận của những hành động tiêu cực mà bạn đã mắc phạm trong quá khứ. Khi sao lãng Giáo Pháp, bạn đã đắm mình trong sự xấu ác trong vô lượng cuộc đời. Như Đức Phật đã nói rõ trong Kinh Giáo Pháp Siêu việt về Hồi ức Rõ ràng, (1) nếu bạn phải chất đống tất cả tứ chi từ vô số cuộc đời bạn đã sống, ngay cả những cuộc đời mà bạn bị tái sinh làm một con kiến, đống tứ chi ấy sẽ cao hơn ngọn núi cao nhất trên mặt đất. Nếu bạn phải thâu thập tất cả những giọt nước mắt bạn đã nhỏ xuống trong những đời quá khứ khi các mục đích của bạn không thực hiện được, chúng sẽ tạo thành một đại dương còn lớn hơn tất cả những đại dương được hợp lại trên trái đất.
Có lần một Khampa (người tỉnh Kham) đến gặp Drupthop Chöyung, một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Đức Gampopa, (2) cúng dường ngài một khúc vải và cầu xin giáo lý. Mặc dù người này đã nài nỉ vài lần, Drupthop Chöyung vẫn thoái thác lời khẩn cầu. Người Khampa van nài một lần nữa và cuối cùng vị Đạo sư cầm tay ông và nói ba lần: “Ta sẽ chết, ông sẽ chết.” Và sau đó ngài nói thêm: “Đó là tất cả những gì Thầy ta dạy cho ta; đó là tất cả những gì ta thực hành. Hãy chỉ thiền định về điều đó. Ta cam đoan là không có điều gì vĩ đại hơn thế.”
Gyalwa Götsangpa nói:
Hãy thiền định về cái chết và sự vô thường
Bạn sẽ cắt đứt những ràng buộc với quê hương,
Những vướng bận tham luyến với người thân của bạn,
Và sự khao khát thực phẩm và của cải.
Việc nghĩ tưởng về cái chết xoay chuyển tâm bạn hướng về Giáo Pháp, nó khiến cho bạn nỗ lực và cuối cùng giúp bạn nhận ra sự quang minh chói lọi của Pháp thân. Nghĩ tưởng này nên luôn luôn là một chủ đề chính yếu trong các thiền định của bạn.
Khi bạn nghĩ về samsara (luân hồi sinh tử), nếu bạn cảm nhận như thể bạn đang ở trên một con tàu bị đắm, như thể bạn bị rơi vào một cái hố đầy rắn độc, hay như thể bạn là một tội nhân sắp được giao cho đao phủ, thì đây chắc chắn là những dấu hiệu cho thấy bạn đã vứt bỏ sự tin tưởng vào tính chất thường hằng của mọi sự. Đó chính là sự hiểu biết xác thực về lẽ vô thường đang ló dạng trong tâm bạn. (3) Kết quả là bạn sẽ không còn bị vướng mắc vào sự phân biệt giữa bằng hữu và kẻ thù. Bạn sẽ có thể cắt đứt mối đan kết dày đặc của những phóng dật vô nghĩa. Nỗ lực của bạn sẽ mạnh mẽ, và mọi sự bạn làm sẽ hướng về Giáo Pháp. Những phẩm tính tốt lành của bạn sẽ bừng nở hơn bao giờ hết.
Thân thể là đầy tớ của tâm thức; nó có thể hành xử một cách tích cực hay tiêu cực. Bạn có thể sử dụng thân thể này như một khí cụ để đạt được giải thoát, hay như một vật gì đó khiến bạn ngập chìm hơn nữa trong luân hồi sinh tử. Chớ phí phạm thời gian của bạn. Hãy tận dụng cơ hội bạn đang có hiện nay để gặp những vị Thầy tâm linh và thực hành Giáo Pháp. Trong quá khứ, các hành giả đã thành tựu giác ngộ bằng cách lắng nghe các giáo lý về sự vô thường và cái chết, bằng cách nhớ tưởng và quán chiếu về chúng, và bằng cách hòa nhập với chúng qua sự thiền định. Như có câu nói:
Ngay bây giờ ta phải sợ hãi cái chết,
Và nhờ đó trở nên vô úy vào lúc chết;
Còn nếu ta cẩu thả vào lúc này,
Khi cái chết đến ta sẽ đấm ngực trong nỗi đớn đau.
Đức Atisha nói:
Hãy bỏ lại mọi sự và ra đi.
Đừng làm gì hết,
Đừng mong muốn gì hết.
Chớ quan tâm quá mức về những công việc tầm thường của cuộc đời này. Hãy chỉ tập trung vào Giáo Pháp. Hãy bắt đầu một ngày bằng cách phát khởi ước muốn đạt được giác ngộ. Vào buổi tối, hãy xem xét tất cả những gì bạn đã làm trong ngày, sám hối mọi điều sai trái, và hồi hướng mọi điều tốt lành để làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Hãy lập nguyện rằng ngày mai bạn sẽ làm tốt hơn nữa.
Bà la môn Upagupta đặt sang một bên một viên sỏi đen mỗi khi khởi lên một tư tưởng tiêu cực, và một viên sỏi trắng mỗi khi ông có một niệm tưởng tốt lành. Lúc bắt đầu, hầu như ông gom được toàn sỏi đen. Nhưng dần dần, bằng cách duy trì chánh niệm và sự tỉnh giác, ông nhanh chóng thấy mình chỉ còn thâu thập những viên sỏi trắng.
Trích từ Nguyên tác: “The Heart of Compassion – The Thirty-Seven Verses on the Practice of a Bodhisattva – A Commentary by Dilgo Khyentse”
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Chú thích:
1. Kinh Giáo Pháp Siêu việt về Hồi ức Rõ ràng (Saddharmanu-smrtyu-pasthana-sutra (Tây Tạng: dam pa’i chos dran pa gnyer bzhag pa’i mdo): một quyển Kinh giải thích cách chúng ta nhận biết những hành động, ngôn ngữ, và việc làm nào là thích hợp và không thích hợp, và như thế ta nên duy trì sự chú tâm liên tục về chúng ra sao.
2. Đức Gampopa, Sönam Rinchen (sgam po pa bsod nams rin chen, 1079-1153): sinh tại Nyal, miền đông Tây Tạng, lúc đầu ngài học để trở thành một y sĩ, vì thế ngài được gọi là Dagpo Lharje (dwags po lha rje), Y sĩ xứ Dagpo (tên của tỉnh nơi ngài sống nhiều năm). Ngài thọ giới tu sĩ năm hai mươi sáu tuổi sau khi hai con và vợ ngài mất trong một trận dịch. Sau khi nghiên cứu và thực hành giáo lý Kadampa, năm ba mươi hai tuổi ngài gặp Jetsun Milarepa và trở thành đệ tử lỗi lạc của vị Thầy này. Các đệ tử chính của Gampopa là Karmapa đệ nhất Dusum Khyenpa (dus gsum mkhyen pa, 1110-1170), Phagmo Drupa (phag mo gru pa rdo rje rgyal po, 1110-1170), và Dharma Wangchuk (dhar ma dbang phyug).
3. Thiền định về lẽ vô thường có ba cội gốc, chín sự suy xét, và dẫn tới ba kết luận cuối cùng.
Ba cội gốc để suy xét: (1) chết là điều chắc chắn, (2) không chắc chắn được điều gì sẽ gây ra cái chết, và (3) ngoài Giáo Pháp, mọi sự hoàn toàn vô ích vào lúc chết.
Chín suy xét: Đối với cội gốc thứ nhất, (1) trong quá khứ chưa từng có ai thoát khỏi cái chết, (2) thân thể là sự duyên hợp và buộc phải tan rã, và (3) cuộc đời cạn kiệt trong từng giây phút. Đối với cội gốc thứ hai, (1) cuộc đời mỏng manh đến không ngờ, (2) thân thể không có bản chất lâu dài, và (3) vô số hoàn cảnh có thể gây ra cái chết, trong khi có ít hoàn cảnh kéo dài hay hỗ trợ cho sự sống. Đối với cội gốc thứ ba, (1) những người thân và bằng hữu sẽ chẳng có ích lợi gì vào lúc chết, (2) của cải và thực phẩm sẽ vô ích, và (3) thân thể của ta sẽ trở nên vô dụng.
Ba kết luận cuối cùng: (1) ta nên thực hành Pháp, bởi chắc chắn nó sẽ giúp ích cho ta vào lúc chết; (2) ta phải thực hành Pháp ngay bây giờ bởi ta không biết khi nào ta chết; và (3) ta nên dâng hiến thời gian chỉ để thực hành Pháp, bởi ngoài điều đó ra, chẳng có gì là ích lợi.
………………………………………………………………….
2- Luân Hồi Đầu Thai Tại Ấn Độ
FW from : bạn ĐQ Nguyễn Đặng Bắc Ninh
Xin giới thiệu một tài liệu nên đọc để suy nghiệm kiếp người.
tth.
Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ:
ợp bé Shanti Devi
Trường hợp bé Shanti Devi
Câu chuyện có thật về cô bé Shanti Devi đã một thời chấn động toàn thể đất nước Ấn Độ. Những tờ báo lớn, đài phát thanh, các phái đoàn khoa học quốc tế ngày đó, thậm chí cả Thủ tướng Mahatma Gandhi,Thánh Ghandi cũng đã từng đích thân tới gặp mặt Shanti hỏi chuyện.
Shanti Devi ( 1926 – 1987 )
Trái với tưởng tượng của chúng ta, kiến thức về hiện tượng luân hồi đã có từ rất lâu trước khi tôn giáo xuất hiện và nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của tôn giáo. Quy luật luân hồi đầu thai đã được hiểu biết từ những thời kỳ bí ẩn xa xưa, từ trước khi Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, vv… ra đời nhiều ngàn năm.
Ngay từ những thời kỳ đầu tiên của các nền văn minh cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, cổ Hy Lạp,… hiện tượng Luân hồi tái sinh đã được đề cập đến như là một quy luật của sự sống. Những thập kỷ gần đây, ngày càng nhiều nhà khoa học có tên tuổi, các giáo sư tiến sỹ, các nhà nghiên cứu, và đặc biệt là các bác sỹ bắt đầu đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu hiện tượng luân hồi đầu thai.
Trong khi đó tại khắp nơi trên thế giới hiện tượng luân hồi tái sinh vẫn liên tục xảy ra, dù các trường hợp ấy có được người ngoài cuộc biết đến hay không.
Tại Delhi, hầu như ai cũng biết chuyện bé Shanti tái sinh. Về sau ông Viresh Narair người anh ruột của Shanti đã thường đón tiếp các nhà báo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đến tìm hiểu và ông đã kể lại mọi chi tiết về trường hợp của em gái mình. Nhiều năm sau khi Shanti Devi qua đời, trường hợp độc nhất vô nhị của bà vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Cô bé Shanti Devi sinh ngày 11/12/1926 tại Dehli, Ấn Độ. Bé biết nói vào năm 3 tuổi, chậm hơn các trẻ em bình thường khác nhiều. Bé thường trầm tư một cách lạ thường. Đôi khi những đứa trẻ khác chọc ghẹo quấy phá, ồn ào xích mích thì Shanti thường tỏ ra nhẫn nhục chịu đựng, nhưng đồng thời cũng nghiêm trang như một người lớn và dàn xếp mọi chuyện một cách êm đẹp. Một ngày, khi Shanti ngồi chung với gia đình trong bữa cơm chiều, bé bảo mẹ:
– Mẹ ơi! Mẹ nấu những món ăn khác với những gì con đã ăn lúc ở thị trấn Mathura quá. Những món này con ăn không quen. Còn quần áo cũng khác với nơi con đã sống trước đây. Mẹ biết không, gia đình con hồi đó có một tiệm bán áo quần và căn nhà con đã ở sơn màu vàng.
Thủ tướng – Thánh Ghandi
Mọi người trong nhà lúc đầu rất ngạc nhiên nhưng sau đó trở thành quen và không ai còn quan tâm đến đứa bé con đôi khi phát ngôn những câu “bậy bạ”… Tuy nhiên, Shanti ngày càng tỏ ra nôn nóng và năn nỉ cha mẹ dẫn mình đến thăm căn nhà cũ ở Mathura, và để thăm người chồng ngày xưa hiện vẫn còn sống ở đó.
Một nhà giáo ở Delhi nghe chuyện lạ về Shanti bèn tới tìm hiểu thực hư. Lúc đó Shanti đúng 8 tuổi. Người giáo viên này yêu cầu bé rằng nếu kiếp trước quả thật bé đã sống ở thị trấn Mathura và có chồng ở đó thì hãy thử nhớ lại tên người đó xem. Shanti liền trả lời:
“Nếu cháu gặp anh ấy cháu sẽ nhận ra ngay”.
Theo báo cáo ghi lại, sở dĩ Shanti không nhắc đến tên chồng là do phong tục của người Ấn theo đạo Hindu thì người vợ không bao giờ nói tên chồng mình cho người khác biết. Thế là ông giáo này bèn mua quà cho bé, và còn hứa rằng nếu bé nói ra tên người chồng tiền kiếp thì ông ta sẽ giúp bé đến thị trấn Mathura. Shanti suy nghĩ một hồi rồi xích lại gần nhà giáo và nói nhỏ vào tai ông ta: “Ông nhớ giữ kín nhé! Tên chồng cháu lúc đó là Pandit Kedernath Chowbey“.
Người cha của bé Shanti cho biết: “Chẳng có ai trong gia đình biết về những gì bé Shanti đã nói cả. Không ai muốn tìm hiểu xem căn nhà ở Mathura hay người mà Shanti nói là chồng ấy là có thật hay không! Cả nhà chúng tôi chỉ mong sao Shanti quên hết những gì cháu thường nhắc đến mà thôi”.
Về sau, ông giáo ấy lại đến lần nữa và lần này đi cùng một người có vai vế ở trường, đó là ông Lala Kishan Chand. Hai người này yêu cầu Shanti mô tả thật rõ ràng căn nhà ở Mathura, cả số nhà, tên đường nữa. Họ ghi chép lại cẩn thận và hỏi về người đàn ông mà Shanti bảo là người chồng tiền kiếp của mình. Sau đó, ông Chand viết một lá thư trình bày sự việc gởi tới tay Pandit Kedenmath Chowbey ở thị trấn Mathura theo địa chỉ ấy. Họ gọi đây là “một bức thư may rủi” vì họ không chắc có người và địa chỉ như Shanti đã nói hay không.
Chẳng bao lâu sau, họ nhận được một lá thư từ thị trấn Mathura gởi đến. Tất cả mọi người trong gia đình Shanti ở Delhi khi nhận được bức thư đều vô cùng kinh ngạc vì trên phong bì có ghi rõ họ tên của người Shanti đã từng bảo là chồng mình, là Pandit Kedernath Chowbey. Khi đọc lá thư, ông Chand vô cùng sửng sốt, vì những gì viết trong thư đều khớp với những gì mà Shanti đã mô tả. Người viết thư này chính là Chowbey.
Chowbey cho biết rằng anh ta có một người vợ tên là Lugdi Bai đã chết. Anh ta cũng rất ngạc nhiên về những điều mà ông Chand đã viết trong thư về chuyện Shanti. Chowbey viết thêm là anh ta sẽ nhờ một người em họ đang ở Delhi đến gặp mặt Shanti để sáng tỏ thật hư. Khoảng 2 tuần sau, người em họ của Chowbey tên là Pandit Kanjimall đã tìm đến nhà. Ngay lập tức Shanti nhận ra người em họ của chồng mình và hỏi thăm đủ chuyện về con cái, về gia đình ở Mathura, hỏi luôn cả cửa tiệm bán quần áo ở trước ngôi đền Dwarikadesh tại Mathura của nhà Chowbey.
Shanti Devi (ở giữa tấm ảnh) khi còn bé
Thấy Shanti còn nhỏ nhưng lại nói chuyện như người lớn và mọi người trong gia đình cô bé cũng chưa ai từng đặt chân tới thị trấn Mathura, Kanjimall vô cùng kinh ngạc. Tất cả những gì mà Shanti mô tả đều hoàn toàn đúng sự thật.
Vào ngày 12 tháng 11 năm 1935, sau khi nhận được thư của người em họ kể lại chuyện lạ lùng về Shanti, Chowbey bán tín bán nghi, vừa nôn nao hồi hộp, vội vã đáp tàu hỏa từ Mathura đến Đề Li để gặp Shanti.
Chowbey khi đi còn dẫn theo đứa con trai nhỏ, tên là Nabanita Lall. Ngoài ra, đi theo Chowbey còn có người em họ là Kanjimall và người vợ mới mà Chowbey đã cưới sau khi Lugdi qua đời. Khi cả bốn người này tới nhà Shanti thì cô bé còn đi học chưa về.
Trong khi chờ đợi, người trong gia đình Shanti tiếp chuyện Chowbey và kể về trường hợp lạ lùng của con gái họ là bé Shanti. Khoảng một giờ sau Shanti đi học về. Bước vào nhà, cô bé ngạc nhiên vì thấy có nhiều người trong phòng khách. Shanti vừa chào khách vừa xem mặt từng người.
Khi Shanti nhìn thấy Chowbey thì bỗng nhiên cô bé tỏ vẻ kinh ngạc rồi bước ngay tới ngồi gần một bên Chowbey một cách e lệ. Tất cả mọi người có mặt đều im lặng theo dõi. Người nhà Shanti chỉ vào Chowbey và nói:
– Đây là người anh cả của chồng cháu ngày xưa, cháu có nhận ra không?
Shanti vừa mân mê vạt áo vừa trả lời:
– Không phải đâu, đây là chồng của con. Con đã kể chuyện này nhiều lần cho cả nhà nghe nhưng không ai tin con cả.
Mọi người nghe Shanti nói, người này nhìn người kia, còn Chowbey thì nhìn Shanti chăm chăm. Trong khi đó, người vợ kế của Chowbey ngơ ngác như đang trải qua một giấc mơ. Shanti chợt thấy đứa con trai đứng bên Chowbey thì nắm tay nó tỏ vẻ âu yếm vừa hôn vừa khóc sụt sùi một hồi rất lâu. Shanti bảo mẹ đi tìm đồ chơi cho nó và có lẽ sợ mẹ đi tìm chậm nên Shanti đã hăm hở chạy đi lục lọi đủ mọi thứ quà đem lại cho “con”.
Cha của Shanti đã kể lại cảnh tượng lạ lùng mà ông đã chứng kiến rõ ràng khi ấy. Mặc dầu Shanti còn nhỏ nhưng phong thái, cử chỉ lời nói, nét mặt và ánh mắt đều biểu lộ rõ ràng những đức tính của một người mẹ thương con. Từ đó không ai còn xem Shanti là một đứa bé con nữa cả. Còn Shanti thì nước mắt trào ra vì sung sướng. Mọi người thấy cảnh tượng ấy cũng tự nhiên mủi lòng rơi lệ…
Mặc dù gia đình Shanti giấu kỹ không muốn để người ngoài biết về chuyện của cô bé, nhưng câu chuyện về bé Shanti vẫn chẳng mấy chốc lan truyền đi khắp vùng. Nhiều người đổ xô về nhà bé Shanti để tận mắt chứng kiến câu chuyện lạ thường này.
Chiều hôm đó, Shanti vui vẻ giục mẹ làm cơm mời gia đình Chowbey và chỉ mẹ những món ăn mà Chowbey thường thích. Shanti trông thấy người vợ mới của Chowbey đeo nhiều nữ trang trước đây của mình (lúc ấy Shanti là Lugdi Devi, sau khi Lugdi mất, Chowbey đã lấy nữ trang ấy cho người vợ kế đeo).
Sau bữa cơm, Shanti mới hỏi Chowbey:
– Anh Chowbey, tại sao anh lại cưới chị ấy? Chẳng phải chúng ta đã đồng ý với nhau trước khi tôi nhắm mắt là anh sẽ không cưới vợ lần nữa kia mà?
Mọi người lại một phen kinh ngạc. Câu nói ấy hoàn toàn là của người lớn, đầy vẻ trách móc, than oán, giận hờn, với lý lẽ mà ngoài người lớn ra một đứa trẻ tuyệt đối không thể nào phát ngôn một cách tự nhiên như vậy được.
Trong khi mọi người còn đang ngơ ngác thì Chowbey đưa hai tay ôm đầu cúi gục xuống không nói một lời. Có lẽ Chowbey đang tưởng nhớ lại người vợ cũ của mình cùng những gì mà hai người đã ước hẹn thề nguyền với nhau ngày trước.
Hồi lâu, Chowbey ngẩng mặt lên nhìn Shanti và hỏi:
– Shanti đã mô tả về ngôi nhà trước đây ở thị trấn Mathura như vậy, Shanti có biết trong vườn nhà có những gì chăng?
Shanti gật đầu nói:
– Phải, tôi còn nhớ rất rõ ngôi nhà và cả khu vườn. Ở góc vườn có một cái giếng. Tôi thường ngồi bên giếng để giặt quần áo, rửa đồ đạc và tắm nữa…
Chowbey lại hỏi:
– Làm thế nào Shanti nhận ra con trai Nabanita của mình, vào giây phút Shanti qua đời lúc đó Nabanita chỉ mới được có 9 ngày thôi?
Shanti trầm ngâm một chút rồi trả lời Chowbey:
– Bởi vì Nabanita chính là cuộc sống của tôi, là cuộc đời tôi…
Ngày 24 tháng 11 năm 1935, một nhóm những người nghiên cứu về hiện tượng Shanti đến nhà cô bé và cùng đáp tàu hỏa đến thị trấn Mathura để tìm hiểu và nghiên cứu. Lúc bấy giờ câu chuyện về Shanti đã lan truyền khắp cả nước. Báo chí Ấn Độ đăng tải nhiều bài về Shanti, những tờ báo lớn nhất Ấn Độ như Indian Press, The Tej… thường dành nhiều trang lớn để kể về câu chuyện Shanti.
Cùng đi với đoàn có Shanti và cha mẹ ruột của cô bé. Trên chuyến tàu, khi gần đến nơi, Shanti thốt lên:
– Đã 11 giờ rồi, cổng đền Dwarikadesk sắp đóng đấy.
Trong câu nói ấy, Shanti đã dùng từ ngữ địa phương đặc biệt của người Ấn Độ giáo, vốn khá xa lạ đối với rất nhiều người.
chúng ở thị trấn Mathura trong những ngày ấy xôn xao về chuyện cô bé tái sinh Shanti sẽ đến thăm lại nơi tiền kiếp cô bé đã sống. Báo chí Ấn Độ đưa tin ngày hôm đó có đến hơn 10.000 người tề tựu ở Sân ga của thị trấn Mathura để xem mặt bé.
Khi đó, Shanti ngồi gọn trong lòng ông Deshbandu, một thành viên trong nghị viện Ấn Độ. Bỗng Shanti thấy một người đàn ông bước về phía mình, bé liền chạy đến sờ chân người đàn ông ấy với vẻ kính trọng xong đứng sang một bên nói với Deshbandu: “Đây là người anh chồng lớn tuổi nhất của tôi khi xưa”. Mọi người nghe Shanti nói thì hết sức kinh ngạc vì quả thật người đàn ông này chính là anh ruột của Chowbey. Ông ta ở Delhi và đã đáp tàu đến Mathura thăm gia đình Chowbey vì đã nghe chuyện lạ lùng do Kanjimall kể lại và bất ngờ gặp nhóm người này ngay tại đó.
Khi bước xuống sân ga, ông Deshbandu bế Shanti lên chiếc xe ngựa chờ sẵn và bảo người đánh xe cứ nghe theo lời bé Shanti dẫn đường thử xem sao. Trên đường đi, Shanti cho biết rằng ngày xưa (khi Shanti còn là Lugdi, vợ của Chowbey) con đường dẫn tới nhà mình chưa được rải đá tráng nhựa gì cả.
Đến nơi, Shanti bảo người đánh xe ngựa ngừng lại, leo xuống đất rẽ vào một con đường rồi bước vào một ngôi nhà trồng nhiều cây cối. Shanti gặp một người Bà La Môn già liền dừng lại kính cẩn chào, xong quay lại nói với những người đi theo sau:
– Đây là cha chồng của tôi!
Trong khi đó, hai bên đường làng, dân chúng nghe tin từ trước về chuyện “Shanti về thăm ngôi nhà tiền kiếp” đã tụ tập rất đông để được chứng kiến tận mắt sự việc.
Shanti sau khi chào cha chồng thì đi ngay vào ngôi nhà một cách rất tự nhiên. Đây đúng là ngôi nhà của người cha chồng, nơi mà trong tiền kiếp, Lugdi (Shanti) đã cùng Chowbey đến ở một thời gian.
Shanti đã chỉ chỗ mà trước đây mình đã ngủ, nơi mình đã treo, móc, và cất quần áo. Shanti còn tỏ ra quen thuộc tự nhiên với những người ở trong ngôi nhà này. Điều kỳ lạ nhất là trong đám đông đứng gần nhà, Shanti đã nhận ra người anh ruột của mình ở tiền kiếp và một ông già mà Shanti gọi là anh của bố chồng.
Đến trưa, những người ở trong nhóm nghiên cứu bảo Shanti chỉ đường cho họ đến thăm ngôi nhà của vợ chồng Chowbey và Lugdi ngày trước. Cô bé đã chỉ đường một cách rõ ràng và dễ dàng. Tại đây, Shanti nói rằng ở khu vườn nhà có cái giếng và thường ngồi tắm ở đó, nhưng bây giờ không ai thấy cái giếng đâu cả. Shanti tỏ ra bối rối và suy nghĩ. Sau đó, Shanti đến góc sân dùng chân dậm dậm xuống đất và nói:
– Chỗ này này! Tôi nhớ rõ chính nơi này ngày trước có cái giếng mà…
Những người có mặt xung quanh liền lại ngay nơi Shanti đã dẫm chân lên. Họ quan sát thật kỹ và khám phá ra rằng có một phiến đá lớn tại đó và do lâu ngày cỏ, đất phủ lên nên không còn thấy miệng giếng nữa. Mấy người đàn ông liền cố sức đẩy phiến đá đi và miệng giếng lộ ra.
Góc nhà ở Mathura của vợ chồng Chowbey, nơi Lugdi chôn giấu hộp tiền năm xưa
Bỗng Shanti như chợt nhớ ra điều gì nên vội vã quay vào trong nhà. Shanti gọi những người trong nhóm nghiên cứu theo mình. Lúc này có mặt cả Chowbey. Bước vào một căn phòng, Shanti chỉ xuống đất và nói:
– Đây là phòng ngủ của hai vợ chồng tôi lúc đó, tôi có đào xuống nền nhà của phòng này để chôn giấu một số tiền. Hãy đào chỗ này lên sẽ thấy cái hộp, trong đó tôi có để tiền…
Khi nền nhà được đào bới lên, mọi người có mặt thấy một cái hộp đặt dưới một phiến đá nhưng khi mở hộp ra thì không thấy có gì trong hộp cả. Shanti nhíu mày suy nghĩ rồi cương quyết nói: – Tôi đã để tiền vào trong cái hộp này mà! Ai đã lấy tiền đó vậy? Khi đó Chowbey có mặt tại chỗ liền nói: – Lugdi vợ tôi có chôn hộp tiền xuống nền nhà của phòng này. Khi Lugdi chết, tôi đã phải đào lấy tiền trong hộp để trang trải mọi thứ.
Shanti nghe Chowbey nói liền cúi đầu im lặng. Shanti còn chỉ căn nhà của cha mẹ mình ở tiền kiếp cho những ngưới trong nhóm điều tra nghiên cứu xem. Shanti bước chân rất tự nhiên và vững vàng lên các bậc tam cấp của ngôi nhà tựa hồ như đã ở đây hàng nhiều năm rồi. Ngay tại ngôi nhà ấy, đã có hàng mấy chục người cả đàn ông phụ nữ và trẻ em đứng ngồi chờ xem Shanti có thể nhận ra cha mẹ ruột tiền kiếp của mình không.
alt
Khi chuyện Shanti lan truyền khắp nơi, gia đình Lugdi vẫn còn nhiều ngờ vực. Sau đó người nhà Lugdi (tiền kiếp của Shanti) đứng lẫn trong đám đông chờ Shanti tới, để xem cô bé có nhận ra được cha mình ở kiếp trước không? Thế rồi khi Shanti đến, cô bé đi thăm toàn thể ngôi nhà và đi ngang qua đám đông sắp thành hàng ngang đứng quanh vườn nhà. Bỗng Shanti rẽ qua đám đông, tiến lại nắm tay một người phụ nữ và kêu lên:
– Mẹ! Mẹ…
Sau đó, Shanti lại nhận ra được người cha tiền kiếp của mình đứng lẫn trong đám đông. Người Shanti nhận là cha ruột của mình ở kiếp trước chính là cha ruột Lugdi, vợ của Chowbey.
Mọi người có mặt lúc bấy giờ đã la hét vang rền và vỗ tay nồng nhiệt vì đã được trông thấy tận mắt bằng chứng sống động của hiện tượng tái sinh luân hồi.
Shanti còn đưa nhóm điều tra nghiên cứu đi thăm những nơi mà trước đây Shanti đã sinh sống khi còn là Lugdi. Dân chúng quanh vùng càng ngày càng đổ xô đến xem chuyện lạ. Thị trấn Mathura tự nhiên ồn ào náo nhiệt lạ thường.
Bốn ngày sau đó Shanti cùng đoàn trở về Dehli. Thị trấn Mathura xa dần trong tầm mắt và càng lúc Shanti càng u buồn. Rồi vì quá mệt mỏi, Shanti ngủ thiếp đi rất lâu trên đường về.
Tiến sỹ K. S. Rawat chụp ảnh với Shanti Devi vào những năm cuối của đời bà
Có một điều đáng lưu ý là khi gặp Chowbey, nhà nghiên cứu Sushil Bose đã có dịp hỏi Chowbey chồng của Lugdi về tình trạng sức khỏe và bệnh tình của Lugdi ra sao đến nỗi phải chết. Chowbey cho biết vợ anh lúc đó là Lugdi bị nhiễm trùng do đạp phải một mảnh xương và chết vào 10h sáng ngày 4/10/1925. Sau đó khi trở về Dehli, ông Bose mới hỏi Shanti:
– Shanti bảo trước đây Shanti là Lugdi, vợ của Chowbey. Vậy Shanti có nhớ lúc mình là Lugdi, thì đã bị thương tích, đau ốm nguy hiểm gì trước khi qua đời không?
Shanti suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
– Lúc ấy tôi rất sùng đạo, tôi thường hành hương nhiều nơi và hành lễ đúng thủ tục, đôi khi còn vượt xa các thủ tục đã đề ra. Một hôm, tôi đã đi bộ bằng chân không quanh ngôi đền lớn ở Harchapiri cả trăm lần. Nhưng không may tôi đã giẫm phải một mảnh xương sắc nhọn và bị nhiễm độc rất nặng. Chất độc lan vào máu và bác sĩ đành phải bó tay.
Khi nghe Shanti kể xong, ông Bose đã ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu như sau:
– Không còn nghi ngờ gì nữa về hiện tượng tái sinh luân hồi trong trường hợp của Shanti Devi, một trường hợp điển hình. Tất cả những gì chính cô bé mô tả đều phù hợp hoàn toàn với thực tế. Đó là điều khẳng định sự thật hiển nhiên rằng Shanti là kiếp sau của Lugdi và Lugdi chính là tiền kiếp của bé Shanti.
Trường hợp đầu thai luân hồi của Shanti Devi đã được viết thành sách và dịch ra nhiều thứ tiếng
Câu chuyện có thật về Shanti từ năm 1935 đến nay đã có rất nhiều các sách vở và các tài liệu ghi chép được lưu trữ tại các văn khố và thư viện quốc gia khắp thế giới.
Tài liệu “Shanti” được xem là tài liệu mẫu mực bậc nhất cho các nhà nghiên cứu về tiền kiếp và hậu kiếp tham khảo.
Trước khi Shanti lìa đời 3 hôm, Shanti đã nói với anh mình:
“Em nghĩ em luôn luôn là người chung thủy, trước sau như một với chồng em, cho dù anh ấy là chồng kiếp trước của em. Hơn nữa anh ấy vẫn còn sống, vì thế em không muốn tái sinh lại lần nữa”.
Được biết suốt đời Shanti sống độc thân không lấy chồng cho đến ngày nhắm mắt. Bà mất ngày 27/12/1987, hưởng thọ 61 tuổi.
Forum Energy Human and Spiritual
Paid Links