1.Vườn Luxembourg,Paris-&.Thành phố Venice(TN Thắng/NV)-2.Tháp Eiffel được sao chép nhiều nhất thế giới(RFI)-3.Xếp muỗng..

Du lịch: Vườn Luxembourg, Paris
Nguồn:nguoiviet.com-Friday, March 21, 2014 4

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Vườn & cung điện Luxembourg. (Hình ATNT Tours & Travel)

Không ít những sinh viên du học tại Pháp ngày xưa đã có những cảm xúc bất chợt về một nơi chốn nào đó trong thành phố tráng lệ Paris, họ đã để lai cho văn hóa Việt những vần thơ, những nôn nao mộng ước về một nơi chốn nào đó trong…… các thành phố Âu Châu. Cung Trầm Tưởng với “ga Lyon đèn vàng, cần tay em muốn khóc…,” Nguyên Sa với “Paris có gì lạ không em? Mai anh về giữa bến sông Seine…,” Phạm Duy với “hay là chết bên bờ sông Danube…,” Phạm Trọng Cầu với “Ngày em đi. Nghe chơi vơi não nề. Qua vườn Luxembourg. Sương rơi che phố mờ. Buồn này có ai mua…” Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu này kể cũng thật lạ, ông rao bán cả nỗi buồn. Không rõ là “vườn Luxembourg của Phạm Trọng Cầu” ngày xưa có khác với vườn Luxembourg bây giờ hay không? Thời gian đã đi qua, biết bao nhiêu thay đổi. Vườn Luxembourg vẫn còn đó, nhưng nhiều người đã đi xa.

Người Việt Nam hay gọi tên Luxembourg bằng một tên Hán-Việt là Lục Xâm Bảo, nghe có vẻ thân thiện và thơ mộng. Nhưng khi nói đến tên này thì chúng ta cũng đừng nhầm lẫn xứ Luxembourg và vườn Luxembourg vì chúng khác nhau nhiều lắm. Vườn Luxembourg nằm ở quận 6, trong thủ đô Paris của nước Pháp. Tên tiếng Pháp là Jardin du Luxembourg và được xem như là một vườn lớn thứ hai ở Paris. Thông thường một tour du lịch ít khi nào du khách được đưa đến thưởng ngoạn vườn Luxembourg ngoại trừ có sự yêu cầu để đến đây thưởng ngoạn. Xem ra vườn Luxembourg có nhiều cảnh đẹp thơ mộng để bạn có thể đưa người yêu hay người bạn đời của bạn đến đây để tìm cái không gian “ cho tôi đi lại từ đầu.. của mối tình” của bạn.

Có mấy ai biết câu chuyện Vọng Cố Hương của HoàngHhậu Marie de Mecidis. Bà là người dòng dõi của gia đình vọng tộc Medici, gốc ở Florence (nước Ý bây giờ). Bà rời bỏ quê hương và nhận lời lấy vua Pháp Henry IV. Sau khi nhà vua mất vào năm 1610, bà làm nhiếp chính cho người con của bà là Vua Louis XIII, nhưng bà không nguôi ngoai được nỗi nhớ cố hương Florence, bà bỏ tiền ra mua lại dinh thự Hotel du Luxembourg của một người bạn là một công tước xứ Luxembourg chỉ vì dinh thự này có một điều gì đó làm bà yêu thích nó. Tên của dinh thự cũng được đặt tên cho vườn, vì thế mà có tên là vườn Luxembourg. Sau đó bà cho xây thành một cung điện Médicis nho nhỏ mang dáng dấp kiến trúc Palazzo Pitti (Pitti Palace) như ở Florence để vơi đi nỗi nhớ xa nhà. Trong thời gian cho sửa sang lại cung điện, tuy công việc chưa hoàn tất, nhưng bà cũng đã về sống ở đây một thời gian.

 

Một góc vườn Luxembourg. (Hình ATNT Tours & Travel)

Trải qua bao nhiêu biến đổi lịch sử, từ một cung điện nhỏ bé dần dần biến thành một khu vực cung điện và vườn rộng lớn như ngày nay. Cung điện Luxembourg hiện giờ trở thành trụ sở của Thượng Nghị Viện Pháp. Tuy nhiên, khu vườn Luxembourg thì được mở ra cho công chúng có thể vào dạo chơi mà không phải trả tiền lệ phí. Từ xưa, vườn Luxembourg đã là nơi nghỉ chân và gặp gỡ của giới sinh viên sau những giờ học mệt mỏi, nơi hẹn hò của những cặp tình nhân và cũng là một nơi thưởng ngoạn của khách du lịch. Ðã có rất nhiều tao nhân nghệ sĩ văn gia nổi tiếng thế giới như Victor Hugo, Hemingway, Jean-Paul Sartre cũng đã từng đến đây dạo cảnh ngắm vườn, lấy cảm hứng cho những sáng tác của mình.

Những lần đến Paris tôi thường có dịp thăm vườn Lục Xâm vào những ngày đầu hè, khu vực bên ngoài cổng vườn trông dường như không bao giờ có vẻ tấp nập nhưng thực sự, bên trong vườn lúc nào cũng đông “khách”, nhất là vào mùa Hè. Có khá nhiều cổng vào vườn từ bốn phía, bên phía đường Rue Guynemer có 3 cổng vào, phía cung điện Luxembourg có 2 cổng và phía Rue De Medicis cũng có ít nhất 2 cổng vào khác. Tôi thường hay vào vườn Luxembourg từ cổng phía nam, ngay bên con đường Rue Auguste. Một thảm cỏ xanh tươi nằm ở giữa các dãy hàng cây hai bên cao vút tạo cho người du ngoạn một cảm giác dễ chịu vì những dãy bóng mát của các hàng cây. Nhìn về phía xa là một không gian thảm vườn hoa đầy màu sắc, tiếp đến là một hồ phun nước hình bát giác khá lớn và sau cùng là cung điện Luxembourg.

 

La Fontain Medicis trong vườn Luxembourg. (Hình ATNT Tours & Travel)

Ðây là một không gian thoáng rộng vì khu vườn Luxembourg rộng có đến hơn 22 hectares, một diện tích không phải là nhỏ trong thành phố Paris. Chung quanh vườn hoa có rất nhiều chiếc ghế đơn để khách nghỉ chân, và cũng là nơi ngồi hẹn hò của các đôi tình nhân bên những ngôi ghế đá. Không gian của vườn Luxembourg là không gian của tình nhân, không gian của “tay trong tay.” Ðến đây mà mang nặng tinh thần “chồng trước vợ sau” hay “cãi nhau” thì thật là hỏng! Hãy tạm quên đi hai chữ vợ chồng mà “hãy cứ là tình nhân” cho không gian Luxembourg thêm đẹp.

 

Tượng Nữ Thần Tự Do mẫu nhỏ của Federic A. Bartholdi dựng trong vườn. (Hình ATNT Tours & Travel)

Vườn hoa và hồ phun nước nằm thũng xuống giữa hai bên phía Tây và Đông như một lòng chảo. Một thiết kế rất đẹp và thoáng rộng cho tầm nhìn của người thưởng ngoạn. Hai bức tường cao được thiết kế theo cánh vòng cung, cố ý để ngăn chia vườn thành hai khu cao thấp khác nhau. Chính giữa vườn hoa là một cây obelish (thạch trụ) nhỏ được dựng gần hồ phun nước. Nhiều hàng cây được trồng theo các con đường nhỏ hai bên phía đông tây để người thưởng ngoạn có thể lững thững dạo chơi dưới những hàng cây mát. Ngoài ra, còn có các sân tennis, có các khoảng trống để người dân Paris tụ họp, chơi thể thao hay đánh cờ. Vườn Luxembourg luôn luôn được trùng tu nên khung cảnh luôn luôn thay đổi mỗi năm, không gian của Phạm Trọng Cầu năm xưa chắc hẳn cũng không còn như không gian của thế kỷ 21 này.

Dù là vào cuối Xuân đầu Hè nhưng dưới các hàng cây vẫn có ít lá vàng rơi rụng, khiến tôi hình dung ra được hình ảnh mùa Thu lá vàng vườn Luxembourg chắc hẳn là đẹp lắm. Không phải vô cớ mà biết bao nhiêu người từ thi sĩ văn nhân đến người bình thường đã bị mùa Thu Paris hớp hồn. Chỉ với không gian của ngôi vườn Luxembourg này thôi mà tôi cũng cảm nhận được cái đẹp xen lẫn cái buồn của những người lãng mạn thơ mộng khi đặt chân đến đây. Chẳng trách tác giả “Mùa Thu không trở lại” thơ mộng đến nỗi đòi mua bán cả nỗi buồn!

 

Bức tượng L’acteur Grec của Arthur Bourgeois (1838-1886) (Hình ATNT Tours & Travel)

Nhà văn Alexandre Dumas khi viết tác phẩm Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, không biết ông ngồi viết ở đâu nhưng ông đã cho nhân vật D’Artagnan đã hẹn đấu kiếm với Athos, Porthos và Aramis tại vườn Luxembourg. Thế là khu vườn Luxembourg này cũng lững thững đi vào văn học Pháp.

Ngoài ra, có rất nhiều các bức tượng điêu khắc được dựng nhằm trang trí cho khu vườn. Các bức tượng này miêu tả các vị thần Hy Lạp hay hình ảnh các thú vật. Ðặc biệt nhất phải kể đến bức tượng làm nhiều du khách chú ý là bức tượng Nữ Thần Tự Do với kích thước nho nhỏ của Frederic A. Bartholdi cũng được dựng ở đây từ năm 1906. Trước đó tượng này được giữ gìn trong viện bảo tàng Luxembourg (ngay cạnh cung điện Luxembourg) từ năm 1900. Không biết đây có phải là một trong sáu bức tượng kiểu mẫu mà ông đã làm trước khi quyết định chọn ra để làm phiên bản lớn là bức tượng Nữ Thần Tự Do dựng ở cửa sông Hudson New York ngày nay hay không! Bức tượng này đã đôi lần được đem đi triển lãm hoặc cho trùng tu lại vì hư hỏng với thời gian. Sau nữa, còn phải kể đến bức tượng L’acteur Grec của Arthur Bourgeois (1838-1886) sống động và rất đẹp trưng bày ở gần De La Grotto du Jardin du Luxembourg mà ngày nay được gọi là La Fontaine Medicis, một nơi được xem như là biểu tượng cho khu vườn Luxembourg.

 

Bức tượng các con tuần Lộc trong vườn Lục Xâm Bảo. (Hình ATNT Tours & Travel)

Tôi chưa có dịp vào thăm cung điện Luxembourg cũng như viện bảo tàng Luxembourg nên không biết bên trong có gì. Nhưng có lẽ điều đó có lẽ cũng không cần thiết với tôi vì cung điện thì không còn cung điện nào đẹp hơn Louvere hay Versailles nhưng vườn thì chưa chắc vườn nào ở Paris hơn được vườn Luxembourg, chỉ vì vườn Lục Xâm Bảo hình như có một chút gì xao xuyến nhẹ nhàng trong tôi. “Qua vườn Luxembourg. Sương rơi che phố mờ. Buồn này có ai mua…” Có ai mua nỗi buồn không? Có tôi muốn bán!

 

Những cặp tình nhân bên vườn Lục Xâm! (Hình ATNT Tours & Travel)

-o0o-

ATNT’s Tours Âu Châu:

= (Western Europe #1) Tây Âu: Anh – Pháp – Thụy Sĩ -Monaco -Ý (15 ngày)
London – Paris – Zurich – Lucerne – Nice – Monaco Piza – Venice – Florence – Rome – Vatican
Tour code WEU#1A: May 27 – June 10, 2014
Tour code WEU#1B: July. 06 – July 20, 2014
Tour code WEU#1C: Aug. 17 – Aug. 31, 2014

= (WESTERN EUROPE #2) Tây Âu: Pháp – Thụy Sĩ – Monaco – Ý (13 ngày)
Paris – Zurich – Lucerne – Nice – Monaco – Piza – Venice – Florence – Rome – Vatican
Tour code WEU#2A: May 29 – June 10, 2014
Tour code WEU#2B: July. 08 – July 20, 2014
Tour code WEU#2C: Aug. 19 – Aug. 31, 2014

= Tây Âu #3: Hòa Lan (mùa hoa Tulip) – Bỉ – Luxembourg – Pháp (10 ngày)
Amsterdam Hoa Tulip – Brussels – Luxembourg – Paris – Mont Saint Michel
Khởi hành: 26 April – 05 May, 2014

= Tây Nam Âu Châu: Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Ðào Nha (14 ngày)
Paris – Lourdes – Barcelona – Madrid – Toledo – Avila – Seville – Fatima – Lisbon
Tour code FSP#1: May 05 – 19, 2014
Tour code FSP#2: Sep. 10 – 24, 2014

…………………………………………………………..

 Thành phố Venice/Venezia
Nguồn:nguoiviet.com – Friday, January 17, 2014

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Rialto Bridge bắc ngang kênh đào lớn Grand Canal, biểu tượng của Venice. (Hình ATNT Tours & Travel)

Tôi biết đến thành phố Venice là nhờ Marco Polo một nhà du hành Venetian của thế kỷ 14. Ông là người Venezia đã đến Trung Hoa và từng làm quan dưới thời nhà Nguyên Mông bên Tàu. Cuối đời ông được phép trở về lại quê hương Venice.

Ông viết hồi ký nói về các nơi chốn ông đã từng ở bên phương Ðông trong đó có các thành phố miền Giang Nam Trung Hoa. (Nhờ đó mà người phương Tây mới biết ít nhiều đến đời sống người phương Ðông Trung Hoa vào thế kỷ của ông).

Ông hết lời ca ngợi vẻ đẹp hai thành phố Tô Châu Hàng Châu vào thời đó, nhưng ông lại khiêm nhường không nói gì nhiều về Venice hay là tại thành phố Venice thời ông không được đẹp như hai thành phố Tô Hàng của Trung Hoa ngày ấy!

Nước Ý có rất nhiều thành phố cổ nổi tiếng trên thế giới, đồng thời các di tích về lịch sử văn hóa cũng rực rỡ đến độ ai ai cũng ước ao có dịp một lần được đặt chân đến, chẳng hạn như Rome, Florence, Milan, Pisa, Napoli, Pompei, Carpri, Vatican City, v.. v. Nhưng những thành phố trên có một bề dày về văn hóa, kiến trúc và lịch sử hơn là về các phong cảnh thiên nhiên như sông nước, núi đồi biển hồ. Venice thì khác, thành phố này ngoài những điểm lịch sử văn hóa mà còn cho du khách có dịp thưởng ngoạn nét đẹp thiên nhiên dành cho Venice. Cuốn phim Tourist trình chiếu cách đây ít năm cũng đã từng được quay tại Venice. Người ta dùng các thắng cảnh nổi tiếng trên đảo chính của Venice lồng vào các đoạn phim.

Nếu bạn chưa có dịp đến Venice thì các hình ảnh trong cuốn film này sẽ giúp bạn biết khá nhiều về thành phố kênh đào này.

 

Khu vực Basin of St. Marks: thắng cảnh chính của Venice. (Hình ATNT Tours & Travel)

Venice trong ngôn ngữ Ý gọi là Venezia nằm về phía Ðông Bắc nước Ý, bao gồm một phần thành phố nằm bên trong đất liền. Phần khác bao gồm nhiều đảo nằm san sát nhau trên một hồ nước mặn Veneta rộng lớn gần 600km2 và hồ này tuôn chảy vào biển Adriatic. Phố chính của Venice không nằm trong phần đất liền mà lại nằm trên đảo chính lớn nhất. Quận Mestre và Marghera là hai quận lớn của Venice nằm trong lục địa. Còn các đảo thì được phân chia thành 6 quận khác nhau, trong đó San Marco là nơi sầm uất và phồn thịnh nhất. Tuy nhiên, tất cả sinh hoạt chính và các điểm di tích lịch sử văn hóa của Venice đều hội tụ về Ðảo lớn, nơi mà con kênh đào lớn Grand Canal chảy xuyên qua đảo tạo thành nguồn mạch sinh hoạt chính của cư dân sinh sống trên đảo.

 

Khu vực Commodity Exchange (Fondaco dei Tedeschi) nhìn từ Rialto Bridge. (Hình ATNT Tours & Travel)

Tìm hiểu về lịch sử của Venice quả thực là một điều hơi phức tạp vì khu vực này ngày xưa không có vua mà chỉ có quan tổng trấn (Doge) trấn giữ, nhưng không vì thế mà các Doge yếu thế về quyền lực cũng như cung điện của họ thiếu phần uy nghi, giàu có sang trọng. Vào thăm cung điện Doges’ Palace và ngôi nhà thờ Basilica of St. Mark, du khách mới thấy được sự giàu có và nét uy nghiêm của nó. Mặc dù 98% người dân Venetian theo Thiên Chúa Giáo nhưng kiến trúc ngôi nhà thờ St. Mark lại cho thấy được nét nghệ thuật theo phong cách Byzantine của đế chế Ðông La Mã ngày xưa. Người ta đã dùng vàng để trang trí bên trong nhà thờ St. Mark như Gold Altarpiece là một bức khảm nghệ thuật tuyệt đẹp được khảm khắc bằng vàng và bạc. Ngoài ra, bức tranh mosaic miêu tả về sự phát hiện một phần xác thân của Thánh Mark cũng là một nghệ thuật mosaic rất công phu và trang trọng trong nhà thờ. Trần nhà cung điện Doges Palace cũng được chạm trổ bằng vàng kèm theo sự trang trí những bức họa tranh của các họa sĩ Venetian nổi tiếng. Cung điện này không những là nơi cư trú cho các quan Doge, nhưng cũng là nơi chứng tỏ quyền uy của họ. Tất cả quyền lực đều tập trung về đây, vì thế những phòng hội họp tối cao của các Doge đều được trang trí giàu có sang trọng để biểu hiện ra sự uy nghiêm và quyền lực của họ.

Nhưng đến Venice, phần lớn du khách không thích lắng nghe về lịch sử vì điểm chính mà du khách cần ở Venice là không gian của đảo, của kênh đào, của biển, của hồ, sự thoải mái và thơ mộng. Du khách đến Venice có thể ở bên phía đất liền quận Mestre hay đáp thuyền ra ở ngoài đảo như quận San Marco tùy theo ý thích của mình. Thuyền chạy chừng 20 phút là đưa bạn đến bến nằm dọc theo dãy phố Riva degli Schiavoni sầm uất nhộn nhịp suốt ngày, chỉ có về đêm mới vắng vẻ trả lại sự yên tĩnh cho San Marco.

 

Thuyền Gondola phương tiện di chuyển trên các kênh đà Venice. (Hình ATNT Tours & Travel)

Gần đó là khu vực Basin of St. Mark bao gồm có cung điện Doges’ Palace, cổng vào Piazzetta nơi có hai cột trụ cao dựng tượng một con sư tử có cánh và tượng thánh St. Theodore. Sau lưng cổng vào Piazzetta là Basilica St. Mark, Bell Tower, quảng trường St. Mark, và Clock Tower. Ðây có thể được xem như những điểm di tích lịch sử chính yếu của Venice mà du khách cần biết và nhớ để sau này còn có dịp nói với bạn bè về “ngôi nhà thờ Thánh Mark và cung điện các quan tổng trấn” nằm ở chỗ nào ở thành phố Venice. Còn nói (hay khoe) với bạn bè bằng ngôn ngữ hình ảnh thì bạn phải đứng chụp hình chung với cây cầu Rialto Bridge bên con kênh đào lớn Grand Canal, biểu tượng cho thành phố Venice. Hoặc là bạn đi vào các con phố nhỏ ngắm nhìn và chụp hình những chiếc thuyền thon thon gondolas luồn lách giữa các con kênh đào nho nhỏ tạo thành một nét độc đáo riêng biệt của Venice mà ngay cả Venetian Casino của Las Vegas cũng không sao copy giống được.

 

Nhờ thờ St. Marco và quảng trường Piazzetta. (Hình ATNT Tours & Travel)

Ði đâu trong Venice du khách cũng đều gặp các quán café, các tiệm ăn khắp mọi nơi. Nếu bạn đã đến du lịch Luân Ðôn hay Paris rồi thì bạn thấy giá cả ở Venice cũng không đắt lắm. Nhưng bạn cần phải cẩn thận với các tiệm ăn. Bạn nên hỏi thật rõ giá cả các món ăn, giá đó bao gồm những món gì (cơm, bánh mì, rau, cà chua có tính tiền riêng không?), giá có bao gồm service chager chưa? Nếu chưa bao gồm thì bạn nên nhớ sẽ cộng thêm 15%-18% nữa. Các đồ kỷ niệm bán tại Venice tương đối là rẻ vì phần lớn đều “made in China.” Những chiếc mặt nạ hóa trang là một điểm văn hóa riêng biệt cho thành phố Venice, giá cả không quá đắt cho những sản phẩm này (cũng làm tại Trung Cộng). Chỉ trừ những món hàng đặt sản của Venice như Crystal rất đắt tiền nhưng bù lại rất đẹp, rất nghệ thuật (loại của Ý lúc nào cũng đắt tiền hơn, mua giá rẻ thì chắc là “made in RPC”). Còn ngày xưa bạn đã có nghe đến cảnh hữu tình trên sông lạch Venice, bạn thích thơ mộng, mơ có ngày ngồi trên thuyền gondola có anh chàng chèo đò Venetian vừa chèo vừa hát. Giấc mơ đó sẽ đến thật tốt lành nếu bạn chịu khó hỏi giá cả cho thật rõ ràng, còn không giấc mơ biến thành ác mộng trong suốt chuyến vacation của bạn.

 

Những chiếc mặt nạ hóa trang dùng trong lễ hội Regatta và Carnival. (Hình ATNT Tours & Travel)

Napoleon Bonapart cũng đã đến Venice và khen khu vực quảng trường St. Mark rất đẹp. Richar Wagner vị nhạc trưởng nổi tiếng thế giới từng làm say mê nhà vua Ludwig II của Bavaria (chủ nhân của ngôi lâu đài thần tiên Neuschwanstein) cũng gọi Venice là một thành phố tuyệt diệu, ông đã cảm hứng rất nhiều khi ngắm ánh trăng trên Venezia.

Những thắng cảnh kể trên của Venice phần lớn đều xuất hiện sau khi Marco Polo mất (mất năm 1324). Có lẽ ông cũng chưa có dịp nhìn thấy Venice như bây giờ nên chưa nói được hết cái đẹp của Venice. Tôi đã đến Tô Châu từ nhiều năm trước, Tô Châu không cho tôi cái nhìn thoáng rộng như Venice vì Tô Châu không có biển sông hồ. Tô Châu không thể so sánh với Venice cho dù có một số kênh đào chảy quanh thành phố, nhà cửa thấp hẹp, một ít cảnh trí về vườn sao sánh bằng với cảnh thiên nhiên. Bây giờ thì xây cất các tòa nhà cao và theo hiện đại nên Tô Châu phố cổ còn là bao. Một ngọn Hổ Khâu Sơn với cái tháp nghiêng Vân Thạch (tại Tô Châu) không phải là một nét đẹp thiên nhiên. Ðó chỉ là một điểm văn hóa và điểm này càng làm cho tôi nhớ nhiều về Việt Vương Câu Tiễn, nhớ đến câu chuyện rửa hận mối thù của nước Việt đối với nước Ngô, nhớ đến chữ Nhẫn mà người dân Lạc Việt ngày nay nên học từ Việt Vương Câu Tiễn, một trong tộc Bách Việt ngày xưa.

Người Trung Hoa ngày xưa tự hào ví Tô Châu Hàng Châu như là thiên đàng (thượng hữu thiên đàng, hạ hữu Tô Hàng), ngày nay các thành phố này kết nghĩa chị em với thành phố Venice. Ai sẽ đẹp hơn ai! Câu trả lời nằm ở người du khách.

==========================
Lưu ý thông báo: ATNT Tours là công ty du lịch duy nhất do Trần Nguyên Thắng trực tiếp điều hành và không liên hệ với bất cứ công ty du lịch nào khác.

Xin quí khách gọi cho văn phòng ANTN Tours để biết thêm các lịch trình và chi tiết về các chuyến tour năm 2014. Xin vào Website: www.atnttravel.com/ atnttour.com

ATNT Tours tổ chức và hướng dẫn:

Special promotion dành cho các tour Châu Âu: DISCOUNT $60.00/người cho quí khách ghi danh đặt chỗ trước ngày khởi hành 4 tháng.

= Tây Âu: Hòa Lan Mùa Hoa Tulip – Vương Quốc Bỉ – Lục Xâm Bảo – Pháp (10 ngày)
Amsterdam Hoa Tulip – Brussels – Luxembourg – Paris – Mont Saint Michel
Khởi hành: 26 April – 05 May, 2014

= Tây Âu: Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Ðào Nha (14 ngày)
Paris – Lourdes – Barcelona – Madrid – Toledo – Avila – Seville – Fatima – Lisbon
Tour code FSP#1: May 05 – 19, 2014
Tour code FSP#2: Sep. 10 – 24, 2014

= (Western Europe #1)Tây Âu: Anh – Pháp – Thụy Sĩ – Monaco – Ý (15 ngày)
London – Paris – Zurich – Lucerne – Nice – Monaco Piza – Venice – Florence – Rome – Vatican
Tour code WEU#1A: May 27 – June 10, 2014
Tour code WEU#1B: July. 06 – July 20, 2014
Tour code WEU#1C: Aug. 17 – Aug. 31, 2014

= (Western Europe #2) Tây Âu: Pháp – Thụy Sĩ – Monaco – Ý (13 ngày)
Paris – Zurich – Lucerne – Nice – Monaco – Piza – Venice – Florence – Rome – Vatican
Tour code WEU#2A: May 29 – June 10, 2014
Tour code WEU#2B: July. 08 – July 20, 2014
Tour code WEU#2C: Aug. 19 – Aug. 31, 2014

= Nga & Bắc Âu: Liên Bang Nga – Thụy Ðiển – Ðan Mạch – Phần Lan – Na Uy (13 ngày)
SPECIAL PROMOTION: $100.00 OFF PER PERSON FOR DEPOSIT BEFORE 15 JANUARARY 2014
Moscow- St. Petersburg- Helsinki- Stockholm- Oslo – Copenhagen
Tour code RUS-June: June 24 – July 06, 2014
Tour code RUS-Aug: Aug. 11 – Aug. 23, 2014

= Ðông Âu Luxury: Balan – Hungary – Tiệp – Áo – Slovakia – Slovenia – Croatia – Ðức (15 ngày)
Warsaw – Krakow – Salt Mine (Wieliczka) – Budapest – Zagreb – Ljubljana – Postojna – Vienna – Prague – Dresden – Berlin
Tour code ELXA: June 10 – June 24, 2014
Tour code ELXB: July 20 – Aug. 01, 2014
Tour code ELXC: Aug. 28 – Sep. 11, 2014

Xin liên lạc ATNT TOURS & TRAVEL
9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708.
Tel: (714) 841-2868 / (888) 811-8988
*Ðón nghe chương trình Radio VNR 106.3 FM mỗi tối Thứ Bảy từ 10:00PM – 10:25PM

 ……………………………………………………

Nguồn:RFI-Thứ ba 04 Tháng Ba 2014

Tháp Eiffel, một trong những công trình được sao chép nhiều nhất trên thế giới


Tháp Eiffel tại thành phố Las Vegas (@wikimedia)
Đức Tâm

Tokyo Nhật Bản, Las Vegas Hoa Kỳ, Hàng Châu Thượng Hải Trung Quốc và Tegucigalpa Honduras, các thành phố này có điểm chung gì ? Câu trả lời là tất cả các thành phố nói trên đều có bản sao Tháp Eiffel của Pháp, với quy mô và hình dạng ít nhiều giống bản gốc.

Có thể nói, Tháp Eiffel, cao 324 mét tính gộp cả chiều cao ăng ten truyền hình, phát thanh, là một trong những công trình được sao chép nhiều nhất trên thế giới.

Ngay cả công ty chịu trách nhiệm khai thác Tháp Eiffel cũng thừa nhận là không thể thống kê được hết các bản sao được dựng lên ở các nước.

Một số bản sao, như Tháp Tokyo hay Tháp Eiffel của Paris Hotel & Casino tại Las Vegas khá nổi tiếng, trong khi những bản sao khác, khiêm tốn hơn, thì hiện diện tại những nơi gây ngạc nhiên cho du khách. Không ai ngờ tới là Tháp Eiffel có mặt tại Bolivia, trong một khu vườn ở bên bờ Hắc Hải, hoặc trong một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Liban.

Bản sao Tháp Eiffel mang lại nguồn thu quan trọng, có mặt trong hàng chục khu giải trí lớn, là biểu tượng quảng cáo cho nhà hàng, cửa hiệu, dự án bất động sản khắp năm châu.

Tháp Eiffel của Paris Hotel & Casino tại Las Vegas được khánh thành năm 1999. Lúc đầu, bản sao được thiết kế cao hơn cả bản gốc. Tuy nhiên, do dự án nằm sát sân bay, nên các kiến trúc sư phải giảm đi một nửa độ cao, chỉ còn 165 mét, để không gây nguy hiểm cho máy bay.

Tháp Eiffel tại Las Vegas nằm cạnh bản sao Khải hoàn môn và những công trình nổi tiếng khác của Pháp.

Tháp Tokyo Nhật Bản, được xây dựng năm 1958, với hai mầu trắng và đỏ, là một trong số rất ít những bản sao lớn hơn cả bản gốc, cao 333 mét. Năm 2011, độ cao của Tháp Tokyo tạm thời chỉ còn 312 mét, sau trận động đất, ăng ten truyền hình trên đỉnh tháp được rút xuống để sửa.

Tháp Tokyo, bản sao Tháp Eiffel vẫn là biểu tượng của thủ đô Nhật Bản, cho dù tháp Tokyo Sky Tree được khánh thành vào năm 2012 và cao gần gấp đôi.

Không cao bằng Tháp Eiffel thật, nhưng các bản sao khác cũng hùng vĩ không kém, như ở Thiên Đô Thành (Tianducheng), cao 108 mét, nằm chính giữa một quần thể nhà chọc trời ở thành phố Hàng Châu, Thượng Hải, Trung Quốc.

Nhiều thành phố khác trên thế giới cho dựng Tháp Eiffel với kích cỡ nhỏ hơn, như tại Parizh, nằm ở chân rặng núi Oural, nước Nga. Thành phố này được xây dựng năm 1842 để kỷ niệm chiến thắng của Nga trước quân đội của Napoleon. Vào năm 2005, một công ty điện thoại đã dựng tháp tiếp sóng, mô phỏng theo Tháp Eiffel.

Kể từ khi được xây dựng vào năm 1889, Tháp Eiffel đã thuộc quyền sở hữu chung, của nước Pháp. Thế nhưng, tên gọi theo tiếng Pháp « Tour Eiffel » lại là một thương hiệu có đăng ký bản quyền. Nhà hàng, nước hoa mà mang tên « Tour Eiffel » thì đều phải trả hoa hồng, tùy theo quy mô của dự án.

Tương tự, cảnh chiếu sáng nhiều mầu Tháp Eiffel vào ban đêm do kỹ sư Pháp Pierre Bideau thiết kế và khai trương nhân dịp Noel năm 1985, cũng là một « tác phẩm trí tuệ » và được đăng ký bản quyền.

Về việc Tháp Eiffel có nhiều bản sao ở khắp nơi trên thế giới, công ty khai thác công trình này có ý kiến gì ? Chủ tịch của công ty khẳng định ngay không lưỡng lự : « Chúng tôi rất mừng. Đó là cái giá phải trả của sự thành công. Tháp Eiffel được mô phỏng lại, được sao chép, dựng lại, nhưng không bao giờ bằng được bản gốc. Các bản sao làm cho du khách mong muốn tới xem bản gốc. Bởi vì Tháp Eiffel của chúng ta có một điểm mà không nơi nào có được : Đó là tháp đặt tại Paris ».
tags: Cuộc sống muôn màu – Pháp – Văn hóa

…………………………………………

Fwd: Xếp muỗng thế này đã đủ đẹp chưa ?
Kim Nguyen to:…,me


Subject: Fw: Xếp muỗng thế này đã đủ đẹp chưa ?

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Paid Links