Về một chuyến đi

Tao về VN trong dịp Tết 2 tuần. Chuyến đi đủ dài để thấy mệt mỏi nhưng thật ngắn so với hơn 27 năm xa cách Saì Gòn. Như hầu hết bạn bè, tao sanh ra & lớn lên ở Sài Gòn, Sài Gòn nhớ, Sai Gòn thương, Sai Gòn trong những giẩc mơ của tao suốt thời gian qua. Sài Gòn bây giờ như một cô gái ăn sương về già, dẫu có trang điểm bao nhiêu đi nữa cũng không che dấu đươc sự già nua, mục nát của mình. Tao đã dành nửa số thời gian ở VN để ngồi quán cóc uống cà phê nhìn Sài Gòn thức dậy, một ngày mới bắt đầu, đến khi nắng lên, sinh hoạt dồn dập, tiếng kèn xe, động cơ xe, tiếng người gọi nhau, chửi nhau, một sinh hoạt hối hả, hỗn độn, làm sao còn chỗ cho những mộng mơ? Mộng mơ, nghe có vẻ buồn cười cho những gã đàn ông trên 50 như tụi mình, nhưng tao đã đi tìm cái bóng của mình qua những góc phố, những con đường mình đã đi qua, những con đường giờ đã mở rộng, nhà cao tầng xây vội vã. Đã bao lần tao nhìn những con đường, những hàng cây và hỏi em có còn nhớ đến ta? Còn nhớ gã trẻ tuổi lang thang năm nào không? Còn nhớ không? “Giờ đây em ơi cơn mộng tan rồi” Thịnh lé ơi! Cơn mộng tan rồi mày ơi! Saì Gòn vừa lạ vùa quen, quen cái tên, còn lạ như 1 thành phố nghèo Nam Mỹ, tao bị đẩy ra ngoài nhịp sống của nó & cảm thấy dửng dưng, lúng túng & dằn vặt, như 1 sự phản bôị ắt có mặc dù tao không muốn.

Quý VC hỏi tao chuyến đi này có những cái nhất? Tao đã xa nhà lâu nhất, nhậu nhiều nhất, hút thuốc nhiều nhất. Buổi tối rời VN, lúc máy bay chạy ra phi đạo, có 2 người đứng ở dưới đường nhìn máy bay chạy qua, họ cùng vẫy tay chào, tao cũng vẫy tay chào lại họ, chào VN, chào Sài Gòn, chào tuổi trẻ, chào kỷ niệm, chào những ước mơ vùi dập, chào người VN buồn nhất thế gian.



Share

5 thoughts on “Về một chuyến đi

  1. Mày quảng cáo cho người về VN như thế này thì ai dám đi … 😕 Bố khỉ, thôi ở nhà đi đừng đi đâu nữa cả . Cám ơn mày đã cho một bài viết thật hay và đầy ý nghĩa, tao sẽ về khi về hiu, khoảng 80 tuổi, ra biển mướn chòi sống qua ngày … 2010-02-24 @ 16:48

  2. Tao thấy hai thằng mang máng là thằng mặc áo đỏ và thằng mặc áo trắng quần đen như là đồng phục đi học … Ai đó ? 😀 2010-02-24 @ 16:59

  3. Rất hay, xin cám ơn XX. Con người VN thích sống với quá khứ và không muốn chấp nhận sự thật nên khó tiến và sống không được productive cho lắm . Người nào biết sống cho hôm nay và tiến cho ngày mai thì sống đâu cũng thoải mái và dễ dàng hơn . Đời là bể khổ thật không sai . Chúng ta càng lớn tuổi, thì càng nghĩ tới triết lý đời sống . Nhưng mình chỉ nghĩ tới triết lý sống khi về già thì hơi muộn, triết lý đời phải được sống và hành hằng ngày thì con người bớt buồn và khổ . Mỗi người mỗi số, đẻ ra làm người VN là đã bất hạnh rồi, nhưng khi ở nước ngoài, mình vẫn còn có hạnh hơn mỹ đen, mễ và một số thiểu số khác . Sống mà làm tròn bổn phận con người thì ở đâu cũng sung sướng, nhất là ở nước Hoa Kỳ, còn ở VN thì không biết “làm tròn bổn phận” con người là gì ? Tôi không biết nói sao cho người VN còn ở lại . Sống không phải là ăn, ỉa, uống, đái, làm tình, đẻ con và già đi hằng ngày .
    English có câu “over sentimental”, nôm na là lý tưởng hóa về tình cảm cho mọi thứ .
    Nếu người nào cũng lo cho mình, gia đình mình vui vẻ, đầm ấm, thì vấn đề cô đơn, trường cũ, trường mới, quê hương cũ, đất nước mới sẽ được gọi là “transparent” trong đời sống mình .
    Như chú Du Tử Lê có nói “khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển”, tôi có ý định về VN để về hiu, khi mình đã lo cho con cái một cách chu đáo, thành tài, mình và vợ sẽ về VN sống giờ còn lại, không phải vì mình mê nước VN mà có thể nó vẫn còn rẻ hơn là sống trên đất Hoa Kỳ này và nếu mình nói “làm ơn chở tôi đi nhà thương và tôi có tiền trả” thì có thể người VN vẫn còn hiểu tôi nói gì … 🙂 2011-01-04 @ 21:19

  4. Nhiều người hay gọi những người được sinh ra ở khoảng hai thập niên 50-70 tại miền Nam là … thế hệ buồn .
    Buồn từ những ngày giao thời vất vả nổi trôi – kéo đến hôm nay cũng vẫn còn … buồn – dù đầu nay muối nhiều hơn tiêu . Cái buồn được thể hiện bằng những từ như : phiêu bạt , gian truân , thiếu thốn , nhọc nhằn , tủi nhục … . Cái buồn kéo dài lê thê – dẫu rằng sau bao thăng trầm , nhìn lại cũng thấy mình được nhiều thứ … .
    Cái buồn đeo mang khi nghĩ về một thời thơ ấu , đêm nghe tiếng đạn rơi – nghĩ về một thời mới lớn với bao ước mộng , bị tan vùi trong cuộc chia ly lớn – nghĩ về khoảng thời gian lẽ ra là đẹp nhất của đời người , lại lầm lũi trong mưu sinh , cày bừa điên cuồng như thể ngày mai mình không còn nữa … .
    Dù đi hay ở , dù là chủ hay khách , dù là một cuộc trở về hay ghé thăm … cũng đều còn nguyên đó những tâm trạng ngổn ngang , chồng chất , rối bời … . Quả là “Tiến thoái lưỡng nan” .
    Tôi là dân Sài Gòn chính hiệu . Sinh ra và lớn lên đã gần năm mươi năm . Không biết là may mắn hay bất hạnh – có lẽ cả hai – khi tôi đã chứng kiến quá nhiều những ngậm ngùi , ê chề , chán nản … . Giờ thì mệt mỏi , tôi lại đâm ra dễ dãi , muốn cười xòa dễ chịu và sẵn sàng tha thứ cho những điều mà bạn tôi – những người xa xứ – vẫn còn luôn đau đáu , khắc khoải , nặng lòng , chưa thể nguôi ngoai … .

    Tôi cũng thấy nhói lòng khi bạn lắc đầu : “Saigon bây giờ như một cô gái ăn sương về già, dẫu có trang điểm bao nhiêu đi nữa cũng không che dấu đươc sự già nua, mục nát của mình. Làm sao còn chỗ cho những mộng mơ?” . Một Sài Gòn chịu nhiều biến động trở nên chụp giựt , vội vã , hoảng hốt , mong manh , lo lắng … đã làm người Sài Gòn ra nông nỗi vậy trong con mắt bạn , đã làm bạn phải buột thốt những lời cay đắng , xót xa … mặc dù lòng chẳng muốn .
    Rồi bạn tôi bùi ngùi , thất vọng : “Saigon vừa lạ vùa quen, quen cái tên, còn lạ hơn một thành phố nghèo Nam Mỹ hay Mễ Tây Cơ, tao bị đẩy ra ngoài nhịp sống của nó và cảm thấy dửng dưng, lúng túng thêm vào những dằn vặt, như một sự phản bôị ắt có” . Tôi thấy thương bạn vô cùng . Ở đây không có sự phán xét của đúng – sai , của tốt – xấu , của yêu – ghét , của hận – thương … . Đấy chỉ là do vết thương lớn đã để quá lâu ngày – không thuốc thang , băng bó – mặc cho tự lành . Giờ thì liền da nhưng dấu tích nhất định không chịu phai . Thế nên nhìn vào là nhớ , nhìn vào là mường tượng ra . Cơn đau xé thịt chỉ mới như ngày hôm qua . Làm sao mà không thấy xa lạ ?
    Bạn tôi mặn đắng kết thúc : “Chào VN, chào Sài Gòn, chào tuổi trẻ, chào kỷ niệm, chào những ước mơ vùi dập” . Lời chào như lời giã biệt , nghe nghèn nghẹn với những uẩn ức nằm đâu đó , không thoát ra được .
    Chào bạn – Tôi biết không thể an ủi lúc này , không thể làm bạn quên , bạn vui … ngay lập tức nhưng tôi tin – Thời Gian – sẽ là phương thuốc nhiệm màu – để bạn vơi đi những cơn đau – cào cấu mãi không thôi – khi nhớ về những năm tháng xưa .
    Dẫu rằng Thời Gian mà tôi vừa viện dẫn , vay mượn để làm điểm bấu víu , nương tựa khi sẻ chia cùng bạn : Không còn bao nhiêu – với chúng ta .
    Và tôi còn tin – dầu không chắc lắm : Mọi dòng sông rồi sẽ đổ ra biển – bạn ơi ! 2011-01-04 @ 16:18

  5. Chào bạn đã ghé thăm căn gác nhỏ của chúng tôi. Bạn đâu không đi lại lang thang đến chốn thị phi này làm gì? Đùa bạn tí. Cám ơn về bài viết của bạn. Nếu viết về VN thì có lẽ phải gõ máy đến mỏi tay, tiếc là chúng tôi không phải là những văn, thi sĩ để viết hết những gì mình nghĩ. 2011-01-06 @ 16:04

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Paid Links