08/01/2010: Từ Ngữ – bài ba (Nhã Nhạc)

Header
08/01: Từ Ngữ (bài ba )
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 5126 lần

Từ Ngữ ( Bài ba )
Nhã Nhạc
1- Đức Như Lai : một danh hiệu của Phật , được dịch từ chữ Phạn tathagata , và được hiểu là “ Người đã đến như thế “ . Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật . Lúc đầu , từ Như Lai không phải là một danh hiệu mà chỉ là một từ để Phật Thich-Ca tránh xử dụng ngôi…
… thứ nhất : “ ta “ , hay “ tôi “ trong lúc giảng dạy , thuyết pháp ; đây là một biểu lộ khiêm tốn của Ngài . Như Lai cũng chỉ một con người toàn hảo , có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau . Như Lai cũng là biểu hiển cụ thể của chân như ; nhiều khi cũng được xem là đồng nghĩa với trí huệ , và tính “ không “ .
2-Đức Thích-Ca-Mâu-Ni : do tiếng Phạn Sakyamuni phiên âm mà ra , được dịch là “ trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích – Ca (một dòng Vương tộc )“ . Tên thật của Ngài là Tất-Đạt-Đa , họ Cồ Đàm ( Siddhartha Gantama ), người sáng lập Phật giáo . Đức Phật Thích-Ca là một nhân vật lịch sử có thật , nhưng không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất .Danh hiệu này được dùng để phân biệt Ngài với các vị Phật khác
3- Phật Dược Sư : do tiếng Phạn “ bhaisajyaguru “ , nghĩa là “ vị thày thuốc “ . Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích-Ca-Mâu-Ni và A-Di-Đà , với Phật Dược Sư đứng bên trái , Phật A-Di-Đà bên mặt Thích-Ca . ( Hình dưới )
4- Bồ tát : do chữ Phạn “ bodhisatta “ phiên âm thành bồ- đề-tát-đoả , gọi tắt là bồ-tát . “bodhi” là bồ tát , tức giác ngộ ; “ sattva “ là gia công để…, hay chuyên chú để thành người giác ngộ . Những ai cố gắng tu dưỡng tâm tính với chí nguyện đạt cho kỳ được đạo quả chánh giác (giác ngộ chân thực) , người ấy được gọi là bồ tát . Đức tính căn bản của tất cả các chư vị Bồ tát là tinh thần phục vụ vị tha- sống cho người khác-
Đức Phật Quán Thế Âm là một vị Bồ tát tiêu biểu nhất . (Hình trên)
5- Bồ tát Quán Thế âm : do tiếng Phạn “Avalokitesvara” , dịch sang tiếng Hán là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại . Danh hiệu Quán Thế Âm có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ . Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của Đức Từ Bi ,Ngài phát đại nguyện thực hiện Từ Bi cùng tận trong đời vị lai , nếu chúng sinh còn đau khổ ; vì chỉ có Từ Bi mới giải trừ đau khổ , cũng như chỉ có trí huệ mới diệt được ngu si , mê lầm . *
6- Từ, Bi, Hỉ, Xả : Từ là đem niềm vui đến cho kẻ khác . Bi là phương cách , hành động để cứu khổ . Từ Bi là thương yêu chúng sinh, đem an lạc , vui sướng cho họ và đồng thời trừ bỏ nỗi khổ cho chúng sinh . -Hỉ : vui với niềm vui của mọi người . – Xả : buông hết thảy mọi phiền não,một cách tự ý, vui vẻ .
* Để được Ngài gia hộ độ trì thoát khỏi tai nạn , khổ ách , phật tử chúng ta thường niệm hồng danh Ngài : “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”.
7- Tam tạng kinh điển : gồm : Kinh , Luật , Luận .
* KInh: là những bài thuyết pháp của đức Phật (hay của các đệ tử lớn của Ngài ).
* Luật : giới luật của Phật giáo, lời dạy của Đức Phật .
* Luận : những bàn luận hay trước tác đúng chánh pháp về những lời Phật dạy hay về những kinh điển để lưu truyền cho đời sau hiểu rõ chính xác Phật pháp .
8- Nói thêm về Pháp môn Niệm Phật và Pháp môn Thiền ( xin xem lại bài kỳ trước ) :
đây là 2 phương pháp tu tập ( trong nhiều pháp tu tập) mà mỗi người trong chúng ta sẽ lựa chọn sao cho phù hợp với chính mình . Thượng Toạ Thích-Thanh-Từ đã nói: “ Tu các pháp môn của Phật,giống
như người leo núi …, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây , người ở hướng Đông có lối lên của hướng Đông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy . Trong bốn hướng đó, chúng ta thích lối nào thì đi lối đó … Đường đi từ bốn hướng khác biệt , nhưng tới đỉnh rồi thì đều gặp nhau….” ( ý nói việc tu hành đều được viên mãn ) .
Xin tạm ngưng mục Từ Ngữ tại đây .
Nhã Nhạc-Đầu năm 2010

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Paid Links