09/11: 1.Niệm Phật thành phật-2.Ngôi chùa vàng Schwedagon của Miến Điện-
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 5921 lần
Fw: DL: Niệm Phật thành phật
Greg Le to me
Niệm Phật thành Phật
Những cái Không có trong niệm Phật
1. Niệm Phật không phải để cầu xin Phật ban cho một điều ước nào đó.
2. Niệm Phật không phải để tăng thêm sức mạnh, thêm can đảm để đối phó với kẻ thù. Cho nên trong Phật giáo trải qua hơn 2.500 năm, không hề có chuyện một đoàn quân lâm…
… trận giương cao biểu tượng hay hình Đức Phật để hăng máu, can đảm xông lên chém giết kẻ thù.
3. Niệm Phật không phải là để van xin Phật ban cho một giải pháp để giải quyết một tình thế khó khăn.
4. Niệm Phật không phải để xin Phật ban bố phép mầu, vặn cổ kẻ thù giúp chúng ta.
5. Niệm Phật không phải là quỵ lụy khóc than, trở nên hèn kém đối với Phật.
6. Niệm Phật không phải xin Phật chỉ lối, đưa đường cho chúng ta buôn may, bán đắt.
7. Niệm Phật không phải để dông dài kể lể, tâm sự chuyện kín, chuyện riêng tư với Phật.
8. Niệm Phật không giống như cầu nguyện, van vái thần linh.
9. Niệm Phật không phải để trở nên đời đời kiếp kiếp làm tôi đòi cho Phật.
10. Niệm Phật nhất thiết không phải để quên đời.
Những cái Có trong niệm Phật
1. Niệm Phật để tâm hồn thanh thản.
2. Niệm Phật để an trụ tâm. Đang nóng nảy, niệm Phật lòng dịu hẳn xuống. Đang thù hận, niệm Phật hận thù hóa giải. Đang tham lam, niệm Phật bớt tham…
3. Niệm Phật để không cho niệm ác nảy sinh. Nếu niệm ác đã nảy sinh thì không cho nó phát triển.
4. Niệm Phật để giữ gìn thân-khẩu-ý.
5. Niệm Phật là phương thuật giữ gìn Chánh niệm.
6. Niệm Phật tới vô niệm chính là Thiền.
7. Niệm Phật để nuôi dưỡng lòng Từ bi.
8. Niệm Phật để trở thành Phật chứ không phải trở thành nô lệ hay tôi tớ cho Phật.
9. Niệm Phật cũng là phép trị liệu, bảo vệ sức khỏe.
10. Niệm Phật để giải trừ bớt ác nghiệp gây tạo trong quá khứ.
11. Niệm Phật để lúc lâm chung chẳng còn lo sợ, chẳng cần phải nhờ ai cứu rỗi, một mình thẳng tiến lên Cực lạc của Phật A Di Đà.
12. Càng niệm Phật đầu óc càng sáng suốt, lòng dạ thảo ngay, tâm tính hiền từ.
13. Kẻ ác khẩu, nói năng hung dữ chuyên niệm Phật sẽ giải trừ được khẩu nghiệp.
14. Niệm Phật khiến lời nói dịu dàng, khiêm tốn do đó không gây thù chuốc oán.
15. Niệm Phật để chuyển nghiệp.
16. Niệm Phật khiến đi đứng dịu dàng, cử chỉ khoan thai.
17. Niệm Phật có thể ngăn chặn được cám dỗ điên cuồng.
18. Chán nản, thất vọng, niệm Phật khiến tâm địa bình ổn.
19. Lâm vào vòng lao lý, tù tội, mỗi tối nên ngồi ở tư thế “bán già”, xoay mặt vào tường niệm Phật khoảng nửa tiếng đồng hồ, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, thời gian ở tù qua nhanh.
20. Niệm Phật khiến ta bình tĩnh, không lao vào chuyện thị phi.
21. Niệm Phật có thể trở thành Thánh tăng, đạt tới trạng thái bất động, nhập đại định.
Tại sao niệm Phật lại có oai lực nhiệm mầu như vậy?
Niệm Phật phát xuất từ pháp môn Tịnh độ, theo kinh A Di Đà. Người niệm Phật luôn được chư Phật gia hộ. Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy ngài Xá Lợi Phất:
“Này Xá Lợi Phất, ý ông thế nào? Sao gọi kinh này là Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm? Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam hay thiện nữ, nghe kinh này rồi mà chịu nhớ lấy, cả những danh hiệu, chư Phật sáu phương nghe rồi nhớ lấy, thì thiện nam ấy, thiện nữ ấy đều được hết thảy chư Phật hộ niệm và được tới cõi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chẳng hề thối chuyển”(1).
Chính vì thế mà khi chúng ta cất tiếng niệm “Nam mô A Di Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật” thì chư Phật sáu phương cùng hoan hỷ và hết lòng trợ lực. Hơn thế nữa, vì hào quang của A Di Đà Phật chiếu xuyên suốt không chướng ngại, cho nên dù ở đâu, khi chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì Ngài cũng sẽ hộ trì cho chúng ta đạt mục đích và không thoái chuyển.
Còn trong pháp hội ở núi Kỳ Xà Quật, ông trưởng giả Diệu Nguyệt từ trong đại chúng đứng lên khẩn thiết thưa thỉnh Phật như sau:
“Như Đức Thế Tôn từng chỉ dạy, đời mạt pháp các chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính sư trưởng, không thực lòng quy y Tam bảo, thiếu năng lực thọ trì năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng Thánh nhân v.v… Cho nên con suy gẫm như thế này, phải có một môn tu thật đơn giản, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sanh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sanh tử trong ba cõi, được thọ dụng pháp lạc, sớm bước lên địa vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.
Đức Phật đã dạy như sau:
“Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn pháp niệm Phật. Này Diệu Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, đủ lòng tin, thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được y báo và chánh báo của Phật A Di Đà ở cõi Cưc lạc”. Và Đức Phật nhấn mạnh thêm “Đây là môn tu Đại Oai lực, Đại Phước đức”(2).
Ngay các bậc thượng thủ như Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền cũng đều niệm Phật, Thiền sư Bách Trượng (720-814) cũng phải nhận định rằng “Tu hành, dùng pháp môn Niệm Phật là vững vàng nhất”(3).
Những oai lực nhiệm mầu và phước đức của phép niệm Phật nói ở trên thuộc về mặt kinh điển và tín niệm. Còn về phương diện lý giải khoa học thì khi chúng ta chí tâm, chí thành niệm Phật thì chúng ta sẽ phát huy hết năng lực của trí tuệ, tâm đại bi, sự dũng mãnh của chính mình. Đạt tới trạng thái này rồi thì ung dung tự tại, không còn lo sợ gì nữa.
Thực hành niệm Phật
– Buổi tối nên niệm Phật.
– Trước khi đi ngủ nên niệm Phật cho đến khi nào đầu óc thanh thản để từ từ đi vào giấc ngủ.
– Sáng thức dậy nên niệm Phật, dù vài câu, bởi vì sau giấc ngủ dài đầu óc con người thường hôn trầm. Niệm Phật vào đầu sớm mai cũng là dấu hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành.
– Khi nào thấy buồn chán nên niệm Phật.
– Thấy mất tự tin nên niệm Phật.
– Thấy lòng xao xuyến nên niệm Phật.
– Thấy có thể bị cám dỗ nên niệm Phật.
– Thấy thời gian kéo dài, vô vị nên niệm Phật.
– Gặp rắc rối về pháp lý nên niệm Phật để bình tĩnh ứng phó.
– Bị ai chọc giận, công kích nên niệm Phật.
– Các em khi vào thi, nên niệm Phật để đầu óc thanh thản, bình tĩnh v.v…
– Đêm khuya thanh vắng một mình trên tàu, xe, trên sông nước nên niệm Phật.
– Khi bệnh tật, đau ốm nằm nhà thương nên niệm Phật để không mất tinh thần,
– Nếu niệm Phật kết hợp với theo dõi hơi thở thì công năng rất lớn chẳng khác gì thiền định vậy.
An vui và tự tại
Để nghiên cứu thấu đáo hơn về pháp môn Niệm Phật, quý bạn có thể tham khảo Tông chỉ pháp môn Tịnh độ của HT.Thích Trí Tịnh soạn. Niệm Phật thập yếu và Kinh Niệm Phật Ba-la-mật do HT.Thích Thiền Tâm dịch. Một đời vãng sanh, chấm dứt luân hồi của HT.Tịnh Không.
Kính chúc quý vị thành công. Thành công ở đây có nghĩa là an vui và tự tại – một giá trị to lớn không gì đối sánh được trên thế gian này.
Đào Văn Bình
(1) A Di Đà kinh yếu giải, HT.Tuệ Nhuận (2) Kinh Niệm Phật Ba-la-mật (3) Một đời vãng sanh, chấm dứt luân hồi
………………………………………………………………………………………..
Fwd: Fw: Vẻ đẹp của ngôi chùa Vàng Shwedagon của Miến Điện.*****
Son Vu to:…,me
Chùa dát vàng lạ, đẹp và rực rỡ quá .
MS
Thân chuyển
Mời mọi người xem lại ngôi chùa dát vàng [ vàng thật ]
Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
A- A A+ ‹Đọc›
Nếu như Myanmar được coi là “Đất nước của những ngọn tháp vàng” với những công trình Phật giáo độc đáo thì Chùa Vàng Shwedagon uy nghi, tráng lệ chính là “niềm kiêu hãnh” của xứ sở này.
Chùa Vàng Shwedagon, “niềm kiêu hãnh“ của Myanmar
Chùa Shwedagon là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng nhất trên thế giới. Hiện chưa biết chính xác thời điểm ngôi chùa này được xây dựng nhưng theo các nhà khảo cổ, chùa Shwedagon có lịch sử khoảng hơn 2.500 năm, được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X.
Cổng vào chùa với cặp sư tử khổng lồ cao 9m ở hai bên
Tọa lạc trên đỉnh đồi Singuttara ở Yangon, phía bắc hồ Kandawgyi, Shwedagon đầy uy nghi được coi là niềm kiêu hãnh của Myanmar và được đánh giá là một trong những kiệt tác của thế giới.
Quần thể Chùa Vàng Shwedagon bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh tòa tháp trung tâm. Tòa tháp vàng khổng lồ này cao tới 99m chính là tâm điểm của ngôi chùa, gồm 3 phần chính: đáy tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Ban đầu, tòa tháp được xây bằng gạch, và chỉ cao khoảng hơn 20m nhưng sau đó liên tục được xây bổ sung và đến thế kỷ 18 đã đạt chiều cao 99m như hiện tại.
Tòa tháp trung tâm cao 99m, điểm nhấn của Chùa vàng Shwedagon
Khoảng 1000 chùa nhỏ bao quanh tòa tháp trung tâm khiến quần thể Chùa vàng trở nên lộng lẫy, uy nghi
Tòa tháp trung tâm cao 99m, điểm nhấn của Chùa vàng Shwedagon
Khoảng 1000 chùa nhỏ bao quanh tòa tháp trung tâm khiến quần thể Chùa vàng trở nên lộng lẫy, uy nghi
Tòa tháp trung tâm cao 99m, điểm nhấn của Chùa vàng Shwedagon
Toàn bộ tòa tháp được dát một lớp vàng ròng ở bên ngoài, mỗi lá vàng có kích thước khoảng 20 x 20cm được gắn vào thân tháp bằng đinh tán. Theo thống kê, nửa dưới của ngọn tháp được dát 8688 lá vàng, còn nửa trên là 13.153 lá vàng. Đỉnh tháp có hình vương miện, được nạm 5448 viên kim cương, 2317 viên ruby, sapphire và các loại đá quý khác, cùng 1065 chiếc chuông nhỏ bằng vàng. Trên lá cờ ở đỉnh tháp, có gắn một viên kim cương nặng tới 76 carat (15g).
Chùa Shwedagon được trùng tu nhiều lần sau ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt khi chùa chịu ảnh hưởng của ít nhất 8 trận động đất vào thế kỷ 17. Hình dáng chùa hiện nay được xây lại sau cơn địa chấn năm 1786 từng khiến nửa trên của chùa sụp xuống.
Những pho tượng phật dát vàng bên trong chùa
Dù là ban ngày dưới ánh nắng mặt trời hay khi đêm xuống dưới ánh đèn rực sáng, toàn bộ khuôn viên chùa và đặc biệt là ngọn Tháp Vàng luôn bật lên một thứ ánh sáng uy nghi, rực rỡ. Tuy nhiên, với phần lớn người dân Myanmar cũng như khách du lịch, thời điểm chiêm ngưỡng Shwedagon tuyệt nhất có lẽ là vào lúc chiều tà, khi ấy cả ngọn tháp vàng rực nổi bật trên nên trời xanh thẫm.
Thời điểm chiều tà là lúc đẹp nhất để ngắm cảnh chùa
Về đêm, Chùa Shwedagon càng thêm lộng lẫy bởi ánh sáng vàng rực rỡ
Khung cảnh quần thể chùa Vàng Shwedagon nhìn từ xa trong đêm
……………………………………………………………………………..
Paid Links