Fwd: The Reply Was Priceless!
Kim Vu to:…,me
This Pretty Girl Was Seeking A Rich Husband. The Reply She Got From A Banker Was Priceless!
The following is what a women posted on a dating forum seeking a rich husband:
>
> I’m going to be honest of what I’m going to say here. I’m 25 this year. I’m very pretty, have style and good taste. I wish to marry a guy with $500k annual salary or above. You might say that I’m greedy, but an annual salary of $1M is considered only as middle class in New York.
> My requirement is not high. Is there anyone in this forum who has an income of $500k annual salary? Are you all married? I wanted to ask: what should I do to marry rich persons like you?
> Among those I’ve dated, the richest is $250k annual income, and it seems that this is my upper limit.
> If someone is going to move into high cost residential area on the west of New York City Garden(?), $250k annual income is not enough.
> I’m here humbly to ask a few questions:
> 1) Where do most rich bachelors hang out? (Please list down the names and addresses of bars, restaurant, gym)
> 2) Which age group should I target?
> 3) Why most wives of the riches are only average-looking? I’ve met a few girls who don’t have looks and are not interesting, but they are able to marry rich guys.
> 4) How do you decide who can be your wife, and who can only be your girlfriend? (my target now is to get married)
> Ms. Pretty
>
> A philosophical reply from CEO of J.P. Morgan below:
> Dear Ms. Pretty,
> I have read your post with great interest. Guess there are lots of girls out there who have similar questions like yours. Please allow me to analyse your situation as a professional investor.
> My annual income is more than $500k, which meets your requirement, so I hope everyone believes that I’m not wasting time here.
> From the standpoint of a business person, it is a bad decision to marry you. The answer is very simple, so let me explain.
> Put the details aside, what you’re trying to do is an exchange of “beauty” and “money” : Person A provides beauty, and Person B pays for it, fair and square.
> However, there’s a deadly problem here, your beauty will fade, but my money will not be gone without any good reason. The fact is, my income might increase from year to year, but you can’t be prettier year after year.
> Hence from the viewpoint of economics, I am an appreciation asset, and you are a depreciation asset. It’s not just normal depreciation, but exponential depreciation. If that is your only asset, your value will be much worse 10 years later.
> By the terms we use in Wall Street, every trading has a position, dating with you is also a “trading position”.
> If the trade value dropped we will sell it and it is not a good idea to keep it for long term – same goes with the marriage that you wanted. It might be cruel to say this, but in order to make a wiser decision any assets with great depreciation value will be sold or “leased”.
> Anyone with over $500k annual income is not a fool; we would only date you, but will not marry you. I would advice that you forget looking for any clues to marry a rich guy. And by the way, you could make yourself to become a rich person with $500k annual income.This has better chance than finding a rich fool.
> Hope this reply helps.
> signed,
> J.P. Morgan CEO
…………………………………………………………
Chiếc ví đối với nguời Nhật
phuongkim huynh to:…,me
Quan niệm của người Nhật về chiếc ví
Theo như quan niệm của người Nhật thì cho dù có bị mất ví hay ví bị hư, họ cũng không mua lại ngay vào mùa Thu, vì mùa Thu là 秋 (aki), đồng âm với 空き (nghĩa là “trống rỗng”). Họ cho rằng, với nghĩa bóng của từ này sẽ khiến cho chiếc ví luôn bị ở trong trạng thái ”trống rỗng”.
Chính vì thế, chiếc ví thường được bán chạy nhất vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là 春 (haru), đồng âm với 張る (nghĩa là “căng đầy”), với mong muốn chiếc ví luôn phồng lên một cách phồn vinh.
Nếu bạn định dùng chiếc ví để làm quà tặng cho người Nhật, thì nên tránh tặng vào mùa Thu, và xin đừng quên bỏ vào trong ví một chút tiền lẻ, dù chỉ là “1 yên” thôi. Thường thì người ta sử dụng đồng “5 yên” (五円, đọc là “go-en”), vì trong tất cả các loại tiền xu thì nó được ưa chuộng nhất, do mang ý nghĩa là “nhân duyên” (御縁, cũng đọc là “go-en”).
Còn nếu bạn đã lỡ được ai đó tặng cho chiếc ví vào mùa Thu rồi thì nên chờ cho qua hết Thu đi hãy mang ra sử dụng.
Người Nhật rất cẩn thận, nhất là đối với chiếc ví của họ. Theo họ, có khá được lên hay không thì phần lớn là phụ thuộc vào cách sử dụng tiền là chính; tuy nhiên, những đồng tiền trong ví có được nhân lên hay không, ngoài cách tiêu tiền, thì cách ”đối xử” của bạn với chiếc ví và những đồng tiền đang nằm ở trong ví cũng rất quan trọng.
Thời đại tiện lợi ngày nay, đa số sử dụng thẻ là nhiều, nên quan niệm rằng số tiền trong ví nhiều tới mức không đếm nổi mới được gọi là giàu, đã xa xôi rồi.
Ngược lại, với chỉ một lượng tiền mặt đủ chi tiêu, nhưng người Nhật luôn sắp xếp một cách cẩn thận theo thứ tự từ lớn đến nhỏ của mệnh tiền, rất ngăn nắp gọn gàng, chứ không để xộc xệch hay quăn mép. Càng cẩn thận, nhẹ nhàng với chiếc ví bao nhiêu thì càng được ”phù hộ”̣ bấy nhiêu.
Có thể ví những đồng tiền trong ví của bạn là những ”vị khách”, và chiếc ví của bạn là một ”khách sạn”. Khi những ”vị khách” đó được nghênh tiếp một cách lịch sự và chu đáo, chắc hẳn họ sẽ rất hài lòng. Thêm nữa, ”phòng” của ”khách sạn” lại sạch sẽ thơm tho nữa thì ”khách” sẽ lại càng vui hơn, và khi những ”vị khách” đó đi ra ngoài, họ sẽ nói lại những điều đó cho những người bạn của họ, rằng “cái khách sạn đó tốt lắm!” chẳng hạn. Tiếng lành đồn xa, chẳng mấy lâu mà ”khách sạn” của bạn sẽ trở nên tràn ngập “khách”…
Nói tóm lại thì người Nhật cũng có người ”mê tín dị đoan” giống như một số người Việt chúng ta vậy. Thực hiện những điều như họ trên đây không phải là quá khó phải không nào? Cho dù chẳng hề tin một tẹo nào, nhưng bạn cũng hãy cứ thử xem, biết đâu nó lại có kết quả thì sao? Điều đó thật tới đâu thì quả là không ai có thể biết được, duy chỉ có một kết quả thấy được ngay, đó là sự trở lên ngăn nắp gọn gàng của bạn sẽ tránh và biết được phần nào khi bị ”rút lõi”.
PHƯƠNG ĐÀO
Theo như quan niệm của người Nhật thì cho dù có bị mất ví hay ví bị hư, họ cũng không mua lại ngay vào mùa Thu, vì mùa Thu là 秋 (aki), đồng âm với 空き (nghĩa là “trống rỗng”). Họ cho rằng, với nghĩa bóng của từ này sẽ khiến cho chiếc ví luôn bị ở trong trạng thái ”trống rỗng”.
Chính vì thế, chiếc ví thường được bán chạy nhất vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là 春 (haru), đồng âm với 張る (nghĩa là “căng đầy”), với mong muốn chiếc ví luôn phồng lên một cách phồn vinh.
Nếu bạn định dùng chiếc ví để làm quà tặng cho người Nhật, thì nên tránh tặng vào mùa Thu, và xin đừng quên bỏ vào trong ví một chút tiền lẻ, dù chỉ là “1 yên” thôi. Thường thì người ta sử dụng đồng “5 yên” (五円, đọc là “go-en”), vì trong tất cả các loại tiền xu thì nó được ưa chuộng nhất, do mang ý nghĩa là “nhân duyên” (御縁, cũng đọc là “go-en”).
Còn nếu bạn đã lỡ được ai đó tặng cho chiếc ví vào mùa Thu rồi thì nên chờ cho qua hết Thu đi hãy mang ra sử dụng.
Người Nhật rất cẩn thận, nhất là đối với chiếc ví của họ. Theo họ, có khá được lên hay không thì phần lớn là phụ thuộc vào cách sử dụng tiền là chính; tuy nhiên, những đồng tiền trong ví có được nhân lên hay không, ngoài cách tiêu tiền, thì cách ”đối xử” của bạn với chiếc ví và những đồng tiền đang nằm ở trong ví cũng rất quan trọng.
Thời đại tiện lợi ngày nay, đa số sử dụng thẻ là nhiều, nên quan niệm rằng số tiền trong ví nhiều tới mức không đếm nổi mới được gọi là giàu, đã xa xôi rồi.
Ngược lại, với chỉ một lượng tiền mặt đủ chi tiêu, nhưng người Nhật luôn sắp xếp một cách cẩn thận theo thứ tự từ lớn đến nhỏ của mệnh tiền, rất ngăn nắp gọn gàng, chứ không để xộc xệch hay quăn mép. Càng cẩn thận, nhẹ nhàng với chiếc ví bao nhiêu thì càng được ”phù hộ”̣ bấy nhiêu.
Có thể ví những đồng tiền trong ví của bạn là những ”vị khách”, và chiếc ví của bạn là một ”khách sạn”. Khi những ”vị khách” đó được nghênh tiếp một cách lịch sự và chu đáo, chắc hẳn họ sẽ rất hài lòng. Thêm nữa, ”phòng” của ”khách sạn” lại sạch sẽ thơm tho nữa thì ”khách” sẽ lại càng vui hơn, và khi những ”vị khách” đó đi ra ngoài, họ sẽ nói lại những điều đó cho những người bạn của họ, rằng “cái khách sạn đó tốt lắm!” chẳng hạn. Tiếng lành đồn xa, chẳng mấy lâu mà ”khách sạn” của bạn sẽ trở nên tràn ngập “khách”…
Nói tóm lại thì người Nhật cũng có người ”mê tín dị đoan” giống như một số người Việt chúng ta vậy. Thực hiện những điều như họ trên đây không phải là quá khó phải không nào? Cho dù chẳng hề tin một tẹo nào, nhưng bạn cũng hãy cứ thử xem, biết đâu nó lại có kết quả thì sao? Điều đó thật tới đâu thì quả là không ai có thể biết được, duy chỉ có một kết quả thấy được ngay, đó là sự trở lên ngăn nắp gọn gàng của bạn sẽ tránh và biết được phần nào khi bị ”rút lõi”.
PHƯƠNG ĐÀO
………………………………..
Fwd: Tôi Rất Tự Hào Khi Được Sống Ở Mỹ
Kim Vu to:…,me – (Hình minh họa trên Net:Tượng Nữ Thần Tự Do – NN sưu tầm)
>>>> Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuộc đời của họ sẽ dậm chân tại chỗ
>>>>
>>>> Giầu và nghèo thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả.
>>>>
>>>> Tôi đã theo cha mẹ qua Mỹ khi lên 10 tuổi và bây giờ chỉ còn hai năm nữa thì tôi được 30. Như vậy có nghĩa là tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Phải nói rằng trong lòng tôi luôn cám ơn đất nước Mỹ đã cho tôi cơ hội đến trường mà không phải lo sợ không có tiền để đóng cho họ, cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hội để cầm mảnh bằng kỹ sư trong tay, và cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hội kiếm được một công việc làm khá tốt.
>>>>
>>>> Tất cả những điều có được ngày hôm nay là do sự cố gắng vươn lên của tôi. Muốn bước tới sự vinh quang không phải là ngồi một chỗ than thở hoặc lười biếng mà có được.
>>>>
>>>> Rất nhiều người Việt vượt biên qua Mỹ trước kia đã thành công, có nhà cửa và có tương lai sự nghiệp vững chắc. Cha mẹ tôi khi đặt chân qua Mỹ cách đây 18 năm cũng đã phải làm lại từ đầu. Ông bà không quản ngại làm việc siêng năng để lo cho anh em tôi học nên người, nhưng không bao giờ than van rằng đất nước Mỹ bắt họ phải làm việc đầu tắc mặt tối.
>>>>
Đất nước Mỹ không hề mang chúng ta sang đây, mà chính chúng ta tự đòi sang, vì thế nếu làm việc cực khổ thì đừng bao giờ phiền trách họ vì như thế là mình quá vô lý.
>>>>
>>>> Nhiều người Việt khi mới đặt chân qua Mỹ sau những ngày vượt biên nguy hiểm đầy gian nan đã được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong một chương trình trợ cấp còn được gọi là welfare vì có con nhỏ cho tới khi 18 tuổi, ngoại trừ độc thân thì chỉ được 24 tháng. Như vậy đủ biết xã hội mỹ đã tốt đến thế nào đối với chúng ta.
>>>>
>>>> Người Việt ở Mỹ cũng có hai tầng lớp: một loại trí thức có văn bằng cầm trong tay và một loại người không có mảnh bằng nào cả. Người có bằng cấp sẽ kiếm được công ăn việc làm tốt hơn, còn người không có bằng cấp thì phải làm nghề lao động. Dĩ nhiên lương sẽ không được trả cao.
>>>>
>>>> Ở Mỹ tôi đã nhìn thấy rất nhiều người cùng thế hệ với tôi trở thành bác sĩ, kỹ sư giúp ích cho đời sống mọi người. Đa số những người qua Mỹ sau này muốn làm giầu nhanh nhưng không chịu học hành.
>>>>
>>>> Cũng có nhiều người Việt ở Mỹ từng làm giầu bằng nghề Nail. Tôi không quen biết ai trong ngành này, nhưng theo những nhận xét từ người lớn cho biết, họ kiếm tiền rất dễ dàng . Chính họ tự chọn làm nghề chà chân, sơn móng tay để kiếm tiền, chứ chính phủ Mỹ hay người Mỹ không hề bắt họ làm như vậy. Nghề này ngồi trong bóng mát và không quá khổ cực như những người phải làm việc ở ngoài đồng nhặt trái cây giống như người Mễ, hoặc công nhân sửa đường phố, nên xin đừng than thở. Mỗi lần tôi nghe ai than làm nghề nail thế này thế nọ thì tôi không thể hiểu họ thực sư muốn gì!.
>>>>
>>>> Đôi khi họ kiếm nhiều tiền hơn cả những người đã phải bỏ công ra ngồi học 4 năm trong đại học. Những người đi làm cho công ty Mỹ luôn đóng thuế đàng hoàng nhưng họ lại không.
>>>>
>>>> Tôi rất ghét những người ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, kiếm tiền từ người Mỹ nhưng luôn chê trách cuộc sống và đất nước Mỹ. Những người chỉ biết đứng núi này trông núi nọ không bao giờ thành công và hài lòng với những gì họ đạt được.. Nếu thật sự ở Việt Nam tốt hơn trong mắt họ thì họ nên về đó mà sống, sang Mỹ làm gì!.
>>>>
>>>> Căn cứ theo báo cáo cũng như từng đọc báo chí thì tôi thấy cuộc sống ở VN khó khăn gấp nhiều lần bên Mỹ. Thử hỏi một kỹ sư hóa học ra trường kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Ngay cả tầng lớp trí thức như giáo sư người đã cho sinh viên kiến thức, mà còn nghèo khổ đi làm thêm ban đêm để có đủ tiền nuôi vợ con đó thôi.
>>>>
>>>> Những người giầu bên VN đa số là cán bộ cao cấp, con ông cháu cha hoặc là những người buôn bán, ngoài ra số người nghèo thì vẫn còn rất nhiều.
>>>>
>>>> Chúng ta không thể nào so sánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ với cuộc sống của người Việt tại quê nhà được vì đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ làm việc cực nhọc nhưng không cảm thấy bị gò bó, muốn nói gì hay đi đâu cũng được.
>>>>
>>>> Ngoài ra luật phát của Mỹ luôn được tôn trọng nên ý thức của con người rất cao, còn ở Việt Nam thì luật pháp chẳng bao giờ được người ta thực hành triệt để vì ý thức của người dân quá thấp kém.
>>>>
>>>> Người Mỹ rất lịch sự mặc dù có một số người kỳ thị nhưng khi gặp gỡ mình ngoài đường họ luôn nói lời chào hỏi dù không hề quen, điều này khiến cho người Việt ở Mỹ cũng lịch sự theo.
>>>>
>>>> Người Việt ở Mỹ rất có lòng tốt đối với thân nhân còn sống ở bên Việt Nam. Dù giầu hay nghèo họ đều cố gắng gởi tiền về VN lo cho gia đình, thử hỏi đa số những người bên VN có dám cho tiền thân nhân của mình hay không khi biết họ nghèo khổ?, giỏi lắm thì chỉ được vài bữa ăn là cùng. Tranh giành nhau từng thước đất, hoặc gia tài thì có rất nhiều.
>>>>
>>>> Con cái ở bên Mỹ không bao giờ chờ đợi được chia gia tài từ cha mẹ. Họ tự tạo cho mình một cuộc sống vững chắc riêng.
>>>>
>>>> Mỗi người có một cuộc sống đi kèm theo sự thành công hay thất bại. Mỹ chưa phải là thiên đường nhưng nó đã giúp cho người Việt ở đây có rất nhiều cơ hội mà nếu ở VN thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ có được trừ khi họ có thân nhân làm trong guồng máy chính quyền.
>>>>
>>>> Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt
Nam nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ nhưng luôn miệng che bôi Mỹ.
>>>>
Tôi rất tự hào khi được sống ở bên Mỹ.
>>>>
ThuyVanUK
……………………………………….
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào
tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ
Trung Tá Hải quân Cao Hùng (giữa), Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ
Trà Mi-VOA
23.03.2014
“Tổng thống Ronald Reagan từng nói nếu mình ở Pháp, Anh, hay Đức cho dù 20 năm họ cũng không cho rằng mình thành Tây, Anh, hay Đức; nhưng ai qua Mỹ này cũng thành người Mỹ được. Cho nên, tôi nghĩ mình chỉ cần làm việc hết sức. Ở Mỹ này mọi người đều ngang bằng nhau.”
Trung tá Cao Hùng
Một cậu bé được bố mẹ đưa sang Mỹ tị nạn năm 1975 nay trở thành Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ, vị trí điều hành các hoạt động đặc nhiệm và huấn luyện lặn tinh nhuệ nhất trên thế giới mà ít người có thể vươn tới được.
Đó là câu chuyện thành công của Trung Tá Hải quân Cao Hùng, sĩ quan chỉ huy trường đào tạo trên 1200 lính hải quân, thủy quân lục chiến, và phi công hằng năm với đội ngũ 235 giảng viên là những chuyên gia tài giỏi của nước Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay, Trung tá Cao Hùng, một trong những sĩ quan Mỹ gốc Việt mang lại niềm hãnh diện cho người Việt nói chung và cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại nói riêng, sẽ kể cho chúng ta nghe anh đã biến ‘giấc mơ Mỹ’ của mình trở thành hiện thực như thế nào.
Trung tá Cao Hùng: Gia đình tôi rời Việt Nam 14 tiếng trước khi mất Sài Gòn. Ba mẹ tôi tới đảo Guam. Ba tôi nhận được việc ở Phi Châu, nên gia đình tôi dời sang Phi Châu 7 năm. Sau đó, mẹ tôi đem tôi cùng 4 người chị về lại Mỹ để học tiếng Mỹ vì bên Phi Châu chúng tôi đi học trường Pháp.
Trà Mi: Lúc đó anh mấy tuổi và những khó khăn ban đầu thế nào anh còn nhớ không?
Trung tá Cao Hùng: Về lại Mỹ năm 1982 lúc đó tôi 11 tuổi. Khó khăn chỉ là phải học tiếng Anh thôi. Tôi vào hải quân vì tôi thương nước Mỹ này lắm. Tôi tốt nghiệp Naval Academy (Học viện Hải quân). Từ Naval Academy họ chỉ chọn 6 người đi hoạt động đặc biệt. Tôi là một trong 6 người được chọn vào ngành nghề này.
Trà Mi: Trên đường binh nghiệp, anh đã đến nhiều nơi, nếm trải nhiều gian nan thử thách, có kỷ niệm nào anh khắc cốt ghi tâm?
Trung tá Cao Hùng: Khó khăn tôi gặp cũng giống như mọi người khác. Chỉ biết là trong 6 người tốt nghiệp Học viện Hải quân, chỉ mình tôi thành sĩ quan chỉ huy. Vì nghề này thật là khó, nên họ chỉ chọn những người giỏi nhất.
Trà Mi: Là sĩ quan chỉ huy trong hải quân Mỹ gốc Việt, anh thấy điều đó có mang lại thử thách nhiều hơn cho mình so với một người bản xứ?
Trung tá Cao Hùng: Không chị. Tổng thống Ronald Reagan từng nói nếu mình ở Pháp, Anh, hay Đức cho dù 20 năm họ cũng không cho rằng mình thành Tây, Anh, hay Đức; nhưng ai qua Mỹ này cũng thành người Mỹ được. Cho nên, tôi nghĩ mình chỉ cần làm việc hết sức. Ở Mỹ này mọi người đều ngang bằng nhau.
Trà Mi: Thành công nào cũng phải trả giá bằng nước mắt, mồ hôi, và sự phấn đấu không ngừng. Nói về những cái giá mà anh phải trả để có được hôm nay, anh nhớ nhất điều gì?
Trung tá Cao Hùng: Nhớ nhất là những lần đi đánh giặc. Tôi đi đánh giặc 5 lần rồi, đi Iraq, 3 lần đi Afghanistan..v.v.. Kỷ niệm đáng nhớ chẳng hạn như khi ở Iraq, mỗi ba ngày lại bị họ bắn những hỏa tiễn. Tôi cũng nhớ những lần mìn nổ vì tôi phải đi tìm và rà phá mìn.
Trà Mi: Vì sao anh không chọn binh chủng khác mà là hải quân?
Trung tá Cao Hùng: Vì một người chị của tôi đã vào Học viện Hải quân rồi nên tôi thấy thích Naval Academy hơn.
Trà Mi: Những yếu tố nào giúp anh tới thành công hôm nay?
Trung tá Cao Hùng: Đó là mấy người làm việc chung với tôi. Họ là những người giúp tôi được chọn làm sĩ quan chỉ huy vì làm công việc này không bao giờ có thể làm làm một mình cả. Công việc này mình cần những người làm việc chung với nhau, hỗ trợ mình.
Trà Mi: Là một chỉ huy điều hành trung tâm hàng trăm chuyên gia, mỗi năm đào tạo hàng ngàn lính tinh nhuệ cho nước Mỹ, anh có cảm giác thế nào trong cương vị một người Mỹ gốc Việt?
Trung tá Cao Hùng: Vì ba mẹ tôi dạy tôi phải luôn cố gắng. Cái ơn là từ ba mẹ và nguồn gốc của mình, nhưng ơn cũng là vì xứ Mỹ đã cho mình cơ hội.
Trà Mi: Anh có khi nào về Việt Nam chưa?
Trung tá Cao Hùng: Chưa, nhưng tôi sắp về Việt Nam để dạy người nhái Việt Nam. Trường tôi đang bắt đầu xem xét khả năng sang Việt Nam huấn luyện người nhái Việt Nam. Tôi rời Việt Nam từ khi 4 tuổi nên cũng muốn về coi Việt Nam ra sao.
Trà Mi: Tham gia hải quân Hoa Kỳ có thể hiểu là cách anh đóng góp lại cho quê hương đã nuôi dưỡng mình. Nếu anh có cơ hội, có một điều nào đó anh có thể đóng góp cho quê cha đất tổ của mình, anh nghĩ anh sẽ làm gì?
Trung tá Cao Hùng: Người trẻ Việt Nam có thể nhìn con đường tôi đã đi để học hỏi. Đó là cách đóng góp của tôi.
Trà Mi: Anh có thể chia sẻ với giới trẻ Việt Nam về ‘giấc mơ Mỹ’ và cách để đạt được thành công ‘giấc mơ Mỹ’ đó?
Trung tá Cao Hùng: Đời sống Mỹ cho mình nhiều cơ hội. Cho nên, mình chỉ cần cố gắng làm việc, nỗ lực hết mình thôi. Có mơ ước hãy đi theo mơ ước đến cùng.
Trà Mi: Anh nghĩ thế nào về vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ, sự đóng góp của họ cho nước Mỹ, và mối quan tâm của họ kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?
Trung tá Cao Hùng: Chẳng hạn nếu người dân Iraq không muốn dân chủ thì mình đâu có đem tới cho họ được. Tôi nghĩ nếu người dân ở Việt Nam muốn dân chủ thì mình phải giúp họ. Giúp bằng cách cho họ thấy rằng nếu mỗi người có tự do thì họ có thể làm được nhiều việc.
Trà Mi: Ngày nay người ta đánh giá rất cao tinh thần lãnh đạo của người trẻ. Anh thấy tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với tuổi trẻ nói chung và với người trẻ gốc Việt tại Mỹ nói riêng?
Trung tá Cao Hùng: Đâu cũng cần tinh thần lãnh đạo. Mình không những cần tinh thần lãnh đạo mà cần phải dạy tuổi trẻ đi theo, học tập làm lãnh đạo.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
………………………………………….
- 1.Trái tim người mẹ-2.Các lão bằng hữu(Việt dịch)3.Một quy luật-4.Tôi yêu Mẹ hay yêu Cha?-5.Tình đời-
- 1.Sống với nhau như thế nào?2.Bốn đức tính của người Nhật.3.Hồi âm(cho người Nhật)4.Đau xót vì bệnh sởi giết trẻ thơ VN
- 1.The Reply Was Priceless!-2.Chiếc ví đối với người Nhật-3.'.tự hào là người Mỹ'-.4..Người trẻ gốc Việt đào tạo.. (VOA)
- 1.Bài luận văn quá tuyệt.-2.Nụ cười-3.Anh ơi ! -3.Tech Support(We've all been there)
- 1.Đất Quảng Trị tràn ngập người TQ-2.Người TQ ở VN và người VN ở Mỹ(RFA)-3.Nhật ra trát bắt tiếp viên VN Airlines
- 07/02/2014: Giỗ đầu thày Hiệu trưởng HH.Nguyễn Văn Phú(Hàm Anh từ Sài Gòn)-
- 12/10/2013: 1.Bốn mươi năm xây chùa(Phật học Đại chúng)-2.Một chữ XẢ(HT Thanh Từ)-3.Sự tích Chiếc khăn tang-
- 17/08/2013: 1.Con cái và cha mẹ(Ajahn Jayasaro)-2.Ý nghĩa Vô Thường trong mùa Vu Lan(Hoàng Phong)-3.Người Mẹ(David Farewell)
- 02/08/2013: 1.Cờ bạc-vực thẳm của người nghiện lẫn người thân-Kỳ 1&2(Ngọc Lan/NV)-2.Có thể nào nói ít đi được không?(Ngọc Lan/NV)
- 06/07/2013: 1.Đừng được nắng ..rồi quên mưa-2.Người viết mướn(Tiểu Tử)-.