12/10/2013: 1.Bốn mươi năm xây chùa(Phật học Đại chúng)-2.Một chữ XẢ(HT Thanh Từ)-3.Sự tích Chiếc khăn tang-

12/10: 1.Bốn mươi năm xây chùa(Phật học Đại chúng)-2.Một chữ XẢ(HT Thanh Từ)-3.Sự tích Chiếc khăn tang-
Category: Như là Ngụ ngôn .. Những nụ cười ..
Posted by: Tbl Đọc: 3810 lần
NHÀ SƯ 40 NĂM CHỞ ĐẤT RA ĐẢO XÂY CHÙA
FW: SON VU to:…,me
Nguồn: Phạm Ngọc Dương/Phật Giáo Đại chúng –
Suốt hơn 40 năm qua, ngày nào Hòa thượng Thích Viên Mãn cũng chở nước và đất từ đất liền ra đảo, rồi gánh nước trên vai, tay chống gậy, tay kia giữ quai thùng, bàn chân trần dẫm lên phiến đá nóng bỏng chuyển đến nơi cần thiết…

HT Thích Viên Mãn
Hoàng hôn đổ bóng xuống…
… bãi biển Nha Trang. Mặt trời lơ lửng cuối chân trời như một quả cam hồng lớn. Du khách phóng tầm mắt ra phía biển cả mênh mông. Những tia nắng cuối cùng chiếu vào đảo, sắc đá ánh lên màu đỏ rực kỳ ảo. Vì vậy, người ta gọi hòn đảo đó là đảo Hòn Đỏ.
Trên hòn đảo đó có một ngôi chùa mang tên Từ Tôn. Ngôi chùa đó không có gì đặc biệt ngoài việc nó ở giữa biển, nhưng cuộc đời của vị Hòa thượng dưới mái chùa đó là một câu chuyện kỳ lạ, đầy nghị lực của một con người.
Cảnh Tiên Giữa Biển
Hòn đảo đỏ rực mỗi buổi chiều, trồi lên giữa sắc biển xanh bao la, đẹp như một bức tranh. Du khách dạo trên bãi biển cũng phải dừng chân ngắm nhìn vài phút thiên thần đó.
Chiếc ghe máy nổ phành phạch cưỡi trên đầu những con sóng bạc, rồi lựa sóng tìm chỗ đỗ để chúng tôi bước chân lên đảo Hòn Đỏ. Nhìn từ xa, chỉ thấy ánh đá đỏ rực, nhưng càng tiến lại gần, càng thấy xanh ngắt màu cây lá lẫn trong kẽ những khối đá khổng lồ to bằng những ngôi nhà cao tầng nằm lăn lóc.

Đảo Hòn Đỏ
Bước lên đảo từ phía Tây, vạch những lùm dây gai, cả một vườn bằng lăng hiện ra. Nổi bật là một cây bằng lăng tím ngát hoa, mọc trong một cái thuyền thúng. Chiếc thuyền thúng này là phương tiện mà Hòa thượng Thích Viên Mãn dùng để chở đất và nước từ đất liền ra đảo. Ông trồng cây vào chiếc thuyền này để làm kỷ niệm. Cả vườn xoài ẩn sau những khối đá lớn tránh gió.
Đặc biệt nhất là cây mai 6 nhánh vươn cao mà theo Thầy Chúc Minh thì cây mai này đã ở trên đảo từ khi Thầy có mặt. Cây mai mọc trong kẽ đá và chỉ ra hoa đúng vào ngày rằm tháng tư. Theo các nhà khoa học, đây có thể là giống mai rừng, được các loài chim di trú mang đến.
Con đường xếp đá quanh co, dưới những tán cây hoa đại, sứ, thông, huyết giác, thiên tuế… dẫn du khách đến ngôi chùa Từ Tôn. Xung quanh chùa có rất nhiều khu vườn hoa với những giò phong lan lúc lỉu, những bụi cúc vàng rực rỡ. Ngôi chùa Từ Tôn khá nhỏ và cực kỳ đơn sơ.
Tuy nhiên, trước chùa có một quả đại hồng chung với những họa tiết bằng chữ Phạn rất sắc nét. Trên chuông khắc nhiều bài thi kệ “nguyện tiếng chuông này siêu pháp giới”.
Vườn tượng Lâm Tì Ni ở trước chùa với 13 bông sen, diễn tả huyền thoại khi Đức Phật ra đời đã biết đi, mỗi bước để lại một bông sen dưới chân Ngài. Phía Đông hòn đảo, là tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đứng trên Nghênh Phong Đài nhìn ra biển lớn “độ” cho những sinh linh kiếm sống trên đầu sóng dữ. Dưới chân tượng, một bãi đá tải ra biển với hai bên tả hữu như thế thanh long, bạch hổ.
Bên trái có Hòn Án, Hòn Thư như một con triện và một khối sách. Chen vào giữa là bàn cờ tiên, nơi ngày xưa các ông tiên thường xuống đánh cờ. Sau Hòn Thư là “Hòn Chị, Hòn Em” đang nâng đỡ nhau. Phía dưới những khối đá lớn là những mảnh “vườn tiên”, với vườn nhãn, vườn thông, vườn hoa giấy, vườn bồ đề…
Trong những khu vườn bồng lai trên rặng đá đó, tiếng chim ca ríu rít xen với tiếng sóng vỗ hườm đá ì oạp. Du khách có thể ngồi trên những tảng đá sạch sẽ ngắm biển, đón gió mỗi chiều trong tâm trạng không còn lưu luyến gì đến cảnh hồng trần. Thật là một cảnh Phật ở trần thế!
Khách tham quan được chiêm ngưỡng cảnh tiên giữa biển cả đều không biết rằng, mấy chục năm trước, hòn đảo này chỉ có những khối đá khổng lồ, không thấy bóng cây, ngọn cỏ. Vị Hòa thượng gầy gò chiều chiều ngồi trước hiên chùa ngóng ra biển, nhìn hành vân lưu thủy, không mấy khi nói cười chính là người đã cống hiến tất cả sức lực và tuổi trẻ, đằng đẵng 48 năm lao động, chở đất, chở nước từ đất liền ra đảo mới có được một cảnh tiên để lại cho đời như ngày hôm nay.
48 Năm “Chiến Đấu” Với Thiên Nhiên
Đã 79 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, gầy gò, song hàng ngày Hòa thượng Thích Viên Mãn vẫn cùng các đệ tử dọn cỏ, tưới cây trên đảo. Cả đời ông làm việc cực nhọc, máu và mồ hôi đã đổ không biết bao nhiêu xuống hòn đảo này, song trông ông không toát lên vẻ khổ ải. Dáng đi vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt.
Ông bảo, với ông, lao động chính là một dạng Thiền. Các vị Thiền sư cũng đã đắc đạo trong khi lao động tầm thường như giã gạo, gánh nước, chẻ củi… Ông muốn, mỗi du khách khi bước chân lên hòn đảo này đều cảm nhận thấy chất Thiền ở từng gốc cây, ngọn cỏ.
Hòa thượng Thích Viên Mãn sinh ra ở vùng đất nắng gió Phú Yên, từ nhỏ đã đi tu khổ hạnh theo phái Mật Tông tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sơn Trung (Khánh Hòa). Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng, từng được Thái hậu Từ Cung, mẹ Vua Bảo Đại qua lại nhiều lần. Bà từng trồng cây đại trước chùa, đến nay vẫn còn.
Một ngày đầu năm 1960, đứng trên đỉnh Sơn Trung nhìn về hướng Đông, ông giật mình khi thấy ánh hồng hình đóa sen rực lên giữa biển. Ông liền rời núi, tiến về phía biển và thấy ánh hồng bao trùm hòn đảo nhỏ dần biến mất khi mặt trời lặn xuống bên kia đỉnh Sơn Trung. Thấy lạ ông tính chuyện ra đảo tu tập.
Mặc dù là Trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, song Hòa thượng Thích Viên Mãn vẫn quyết chí ra đảo, vì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa du khách đến nhiều, phá vỡ không gian tịnh tĩnh của chùa. Hơn nữa, ông tu tập theo phái Mật Tông, nên cần không gian tĩnh lặng tuyệt đối. Thế là tay gậy, tay bị với những cuốn kinh, ông rời núi Trung Sơn, đi về phía Hòn Đỏ.
Ngày đó, cả khu vực còn hoang sơ. Hòa thượng men theo ven biển đến bãi tha ma an táng những người đi biển bị nạn. Cạnh bãi tha ma có 3 túp lều. Anh Sáu Sài Gòn chèo thuyền đưa Hòa thượng ra đảo. Nghe tâm nguyện Hòa thượng muốn ra đảo sống, anh Sáu buồn cười.
Hàng ngày đi biển qua hòn đảo, nhưng anh ít lên đảo, vì trên đảo không có nước, không có cây xanh, chỉ có những khối đá khổng lồ lổn nhổn nhô lên từ đáy biển. Cả ngày đảo đá phơi mình dưới nắng gắt khiến không gian trên đảo hừng hực nóng. Anh Sáu bảo, nếu sống ở đảo một ngày, chắc cơ thể sẽ biến thành… cá khô.
Hòa thượng Thích Viên Mãn tạo một hốc đá thành hang, căng bạt che làm nơi trú nắng, trú mưa, rồi chở nước, lương thực ra dự trữ, chuẩn bị cuộc chiến lâu dài với thiên nhiên khắc nghiệt. Công cụ lao động của ông chỉ là một chiếc búa, một chiếc xà beng và một chiếc thuyền mủng dùng để đi về.
Hàng ngày, đều đặn từ 6 giờ sáng, khi mặt trời mới nhô lên từ mặt biển, ông nhặt những tảng đá nhỏ đổ vào hõm, hố, rồi dùng búa, xà beng đẽo gọt những tảng đá to, để tạo mặt bằng. Chỉ riêng công việc san lấp mặt bằng để dựng đủ một ngôi chùa, ông đã mất đúng 5 năm làm việc cật lực, ngày nào cũng như ngày nào, cứ đày lưng dưới nắng từ sáng đến đêm khuya.
Hai bàn tay ông chai sần vì vần đá. Khắp người loang lổ vì nắng cháy, miệng khô rộp, da bong từng mảng. Lao động nặng nhọc như vậy, nhưng mỗi ngày Hòa thượng Thích Viên Mãn chỉ ăn duy nhất một bữa, đúng vào giờ ngọ. Đồ ăn chính của ông cũng rất đặc biệt, chỉ là các loại rong rêu mọc ở mép đá như rong rau câu, rong đồng mứt, rong chân vịt… mọc ở vách đá hoặc bị sóng biển hắt lên vách đá từng mảng một.
Những ngày ở đảo, tôi đã được Hòa thượng Thích Viên Mãn mời bữa cơm chay với món rong rêu. Thú thực, thứ rong này rất nhạt nhẽo, lại có mùi tanh, đắng và chát, rất khó nuốt. Thấy mặt tôi hết co lại giãn khi nhai rong, Hòa thượng bảo rằng, trong lúc ăn, nếu lòng ta không nghĩ đến chất ngon, vị ngọt thì miệng nhai nhánh rong đắng cũng giống như nhai một cọng rau muống vậy. “Khi ta chấp nhận sự khổ cực thì khổ cực sẽ vơi đi, khi ta không nhớ đến sự khổ cực, thì khổ cực sẽ biến mất giữa lòng ta” – Hòa thượng triết lý với tôi như vậy.
Có được mặt bằng rồi, Hòa thượng Thích Viên Mãn dựng một ngôi chùa nhỏ, rộng độ 25m2, làm nơi tu thiền. Tường chùa được xếp bằng những tảng đá do ông đẽo gọt và cột kèo là 8 chiếc cọc tre. Mái lợp bằng lá. Trong chùa chỉ có một tấm hình Phật Tổ được lồng kính trang nghiêm, một lư hương bằng đất nung, một cây đèn dầu, một cái chuông, cái mõ và những cuốn kinh.
Nhưng để biến hòn đảo thành nơi có sự sống, ông tiếp tục lao động không ngừng. Hàng ngày, ông dậy sớm, chèo thuyền vào đất liền, đóng đất vào bao, vác xuống thuyền rồi chèo ra đảo. Hồi đầu, chưa có kinh nghiệm, ông cứ đổ đất lên các hốc đá. Nhưng rồi, mùa mưa đến, vài trận mưa rào tầm tã, xối hết cả đất xuống biển, đảo lại trơ ra toàn đá. Bao nhiêu mồ hôi đổ hết xuống biển cả.
Không chịu khuất phục, ông nghĩ ra cách chống lại hiện tượng xói mòn. Ông dùng nilon bít tất cả những khe đá lại rồi đổ đất vào. Cứ mỗi lớp đất, lại xếp lên trên một lớp đá, rồi dùng đá xây kè thành tường chung quanh với những lỗ nhỏ ngoằn ngoèo làm dòng nước chảy chậm, đất ít bị cuốn đi. Tạo được mảnh đất nào, ông lập tức trồng cây rồi bê đá xếp thành tường cao để chống gió biển. Ông còn trồng khoai lang, sắn và các loại rau quả trong các giỏ đất xếp trên mặt các tảng đá để có thứ ăn.
Quá trình chăm sóc cây cối vô cùng vất vả. Ông phải chèo thuyền thúng về đất liền, gánh từng xô nước, đổ đầy thuyền rồi chở ra đảo để tưới cây. Cứ tưới được một lúc, nắng nóng và gió biển thổi mạnh lại khô ro, nứt nẻ, do đó, phải tưới nước liên tục nhiều lần một ngày. Cây cối mọc lên, rễ tua tủa, tỏa bóng mát, vừa chống xói mòn đất, lại cản được gió biển.
Tôi hỏi: “Tổng cộng có bao nhiêu năm Hòa thượng gánh đất, gánh nước ra hòn đảo này?”. Ông lẩm nhẩm tính và bảo rằng, trừ 5 năm phá đá, dựng chùa, đến nay đã có 40 năm một mình ông liên tục chở đất từ đất liền ra hòn đảo hoang này.
Ngày nay, dạo bước trên hòn đảo tiên cảnh này, con người trần tục chúng ta khó mà tưởng tượng nổi vì sao một con người nhỏ bé, gầy guộc kia có thể làm được việc đó.
Nhà văn Quách Giao, người thân thiết với Hòa thượng từ ngày mới ra đảo kể: Suốt hơn 40 năm qua, ngày nào Hòa thượng Thích Viên Mãn cũng chở nước và đất từ đất liền ra đảo, rồi gánh nước trên vai, tay chống gậy, tay kia giữ quai thùng, bàn chân trần dẫm lên phiến đá nóng bỏng chuyển đến nơi cần thiết. Không ít lần, ông bị trượt chân, ngã lăn lông lốc xuống vách đá bất tỉnh nhân sự. Những giọt nước quý hiếm đổ xuống đá chỉ một loáng đá bốc hơi sạch…
Khổ nhất là những ngày biển động. Những cơn sóng bạc đầu lật úp cả thuyền đất, dìm vị hòa thượng gầy gò xuống biển. Ông còn nhớ chiều ngày 14/10/1972 (âm lịch), khi đang chở nước từ đất liền ra đảo, một cơn lốc từ đất liền thổi ra, lật úp thuyền. Hòa thượng chỉ còn biết bấu vào miếng xốp mang theo (ông dùng miếng xốp khá lớn thay phao cứu hộ, đề phòng khi thuyền lật). Gió thổi mỗi lúc một mạnh, miếng xốp kéo ông mỗi lúc thêm xa bờ.
Qua một đêm vật lộn với sóng biển, sáng ra, không còn thấy hòn đảo nào cả, bốn bề chỉ là biển xanh thăm thẳm với sóng lớn dập dềnh. Sau 3 ngày, 3 đêm lênh đênh trên biển, khi chuẩn bị đổ xuống vì kiệt sức thì gặp tàu viễn dương của Nhật Bản. Được uống nước, ông dần tỉnh lại. Trên người lúc đó chỉ còn mỗi chiếc quần đùi. Những thủy thủ người Nhật này chuyển ông cho tàu đánh cá Việt Nam và họ chở ông về đảo Hòn Đỏ để ông tiếp tục con đường đến cõi Phật.
Dạo bước trên đảo Hòn Đỏ được phủ kín bởi cây xanh và những vườn hoa rực rỡ sắc màu thật khó có thể tin rằng, 50 năm trước, nó là một đảo hoang chỉ có đá là đá. Giờ đây, trên đảo bốn mùa cây trái đơm hoa. Hòa thượng Thích Viên Mãn còn kỳ công ra Yên Tử chiết cành đại 700 tuổi về trồng để mong thấy được bóng Phật.
Kỳ công nhất là vườn xoài tượng 14 cây ở giữa đảo. Đây là giống xoài ngày trước dùng để tiến vua, hiện chỉ còn ở khuôn viên chùa Từ Quang (Phú Yên). Ông phải gieo hạt vào giỏ đất, rồi khoét núi đá sâu 1m, đổ đất, trồng cây vào, chúng mới sống được và cho trái. Trái xoài nhỏ, ăn có vị ngọt ngọt, chua chua và vị mặn, có lẽ do nước biển.
Tăng ni phật tử bốn phương về viếng cảnh chùa, ăn trái xoài thấy vị mặn mà nghĩ rằng mồ hôi Hòa thượng Thích Viên Mãn đã đổ xuống gốc xoài để xoài đơm hoa kết trái.
Giờ đây, ngôi chùa nhỏ trên đảo này đã có thêm 4 đệ tử. Hòa thượng Thích Viên Mãn đã giao quyền trụ trì lại cho đệ tử là Đại đức Thích Chúc Minh. Tăng chúng đã đóng góp cho nhà chùa để mua chiếc máy bơm nước, với hệ thống ống dẫn nước kéo từ đất liền ra để các sư đỡ cực nhọc. Mùa khô, gió biển vẫn thổi rất khốc liệt, trụi hết lá cây, nên phải tưới nước liên tục. Mấy đệ tử phải thay nhau cầm vòi tưới nước suốt ngày đêm.
Theo thầy Chúc Minh, phải tưới liên tục 3 ngày 4 đêm mới hết đảo, nhưng tưới đến cuối đảo, thì phía đầu đã lại khô trắng. Trung bình mỗi tháng, hòn đảo sử dụng 1.000m3 nước để tưới cây. Nếu một người làm việc với máy tưới nước cũng không xuể, vậy mà từ mấy chục năm nay, Hòa thượng Thích Viên Mãn chỉ với chiếc thuyền, đòn gánh và hai chiếc thùng cùng mồ hôi và tâm huyết, đã mang lại sự sống cho hòn đảo này.
               
những lời dạy của Phật treo kín các gốc cây              Cành trúc
Rời đảo Hòn Đỏ với ngôi chùa Từ Tôn giữa cảnh bồng lai nơi biển cả, Hòa thượng Thích Viên Mãn tiễn tôi xuống tận bến thuyền. Từng đoàn khách du lịch thong thả lên đảo thưởng ngoạn thành quả lao động mấy chục năm của một nhà sư kỳ lạ. Không hiểu vị Hòa thượng này đã đắc đạo nhờ lao động thay vì nhập thất tụng kinh hay chưa, nhưng nhìn vào thành quả mà ông gây dựng, tôi tin rằng ông đã tìm thấy cõi Niết Bàn Tại Thế cho chính mình.
Phạm Ngọc Dương
……………………………………………
Fw: Xã thế gian pháp: A DI DA PHAT Xin moi doc chu “Xả “:
Greg Le to me
Một chữ XẢ
Thích Thanh Từ
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ.Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ. …

Lâu nay chúng ta cố chấp những gì mà bây giờ phải buông xả?
Trước hết là chúng ta cố chấp những điều phải, quấy.Thường thường ở thế gian ai cũng nghĩ điều mình nói, mình làm là phải nhưng người khác nói ngược lại, làm ngược lại thì cho là người khác quấy. Mình phải họ quấy mà họ không chịu nghe, không chịu làm theo mình, nên mình giận.

Điều thứ hai nữa là xả oán hờn.Người thế gian luôn luôn nghĩ ai làm trái ý mình thì mình buồn, mình giận. Buồn giận nên bỏ liền hay nên giữ mãi? Có người thường hay nói: “Con giận người đó hai, ba chục năm không quên.” Giận hai, ba chục năm không quên thì nghe như khẳng khái lắm nhưng thật ra là dại, là khổ, chớ có hay gì đâu….Bởi vậy nên người biết tu ai nói gì trái ý, mình giận chút rồi bỏ đi, xả đi. Giận làm chi, ngu! Ôm cái giận là ngu chớ không phải khôn, tội gì ôm cho khổ. Trong nhà Phật có câu: “Tăng hận bất cách túc” nghĩa là Tăng (người tu) giận không quá một đêm. Chúng ta là Phàm tăng nên tham sân si cũng còn, vì vậy gặp việc trái ý cũng giận. Nhưng giận chút thôi rồi bỏ, chớ không nên chấp chứa.
Chúng ta phải khéo đừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết. Cái gì qua rồi không chứa chấp nữa. Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng. Quan trọng ở chỗ làm sao cuộc sống mình bình an, thanh thản, tươi vui. Đó mới là điều đáng lưu tâm. Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốn được an lạc thì nên giữ hay nên xả? Nên xả.. Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứa chấp. Đó là điều thứ hai.
Điều thứ ba , chúng ta đừng cố chấp ý kiến mình là đúng , ý kiến người khác là sai.
Bởi vì ở thế gian này không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định. Chúng ta mở miệng nói với ai cũng “Tôi nghĩ thế này là đúng”. Nếu nói tôi nghĩ như vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khác mới đúng, thì hai cái đúng nó đụng nhau. Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cái nghĩ của họ. Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề? Thế gian không ai chịu thua ai, mình đúng thì người khác sai, mà người khác đúng thì mình sai. Cho nên khi người ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằng họ đúng thì mình bực lên liền, và người kia cũng nổi tức vậy. Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến. Khẩu chiến không xong thì tới thân chiến.

Cả trên thế gian đều như vậy. Nếu cố chấp cái nghĩ của mình đúng, cái nghĩ của người khác sai là gốc của đấu tranh, của tiêu diệt nhau. Cho nên chúng ta đừng có cố chấp. Cái đúng này là đúng của tôi, cái đúng kia là đúng của anh. Mỗi người giữ phần của mình, cãi nhau làm chi. Vậy là yên. Xả hết cố chấp, đừng bắt người khác phải nghĩ, phải thấy như mình mới đúng.

Điều thứ tư là Phật dạy xả đừng chấp thân của mình nữa.
Quí vị thấy dễ hay khó? Xả mấy điểm kia thì còn khả dĩ, xả chấp thân mình thì hơi khó. Tôi hỏi quí vị trong tất cả cái sợ của mình hiện giờ, cái sợ nào là số một? Sợ chết là số một. Tại sao mình sợ chết? Vì cố giữ thân, cố chấp thân, nên nghe nói mất đi thì hoảng sợ. Do đó khi cái chết đến mình khổ vô cùng.

Người không sợ chết thì chết không phải là khổ. Sở dĩ khổ là vì người ta chấp chặt phải sống, sống chừng nào cũng được, sống hoài. Chấp chặt vậy cho nên lỡ ai coi tuổi hoặc bắt mạch nói bệnh sắp chết liền quên ăn, quên ngủ. Nếu hiểu được lẽ thật thì chết là vui thôi. Ờ, tôi ở đây mấy chục năm chán rồi, đi chỗ khác chơi cho vui. Đó, nghĩ vậy thì cứ cười mà đi, có tự tại không? Rõ ràng nếu buông xả cố chấp thì chúng ta an vui. Còn bám chặt giữ mãi thì chúng ta đau khổ.
………………………………………………
SỰ TÍCH CHIẾC KHĂN TANG…
Anna Queen to:…,me
Mời quý vị đọc một câu chuyện xưa thật độc đáo.
Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó. Mẫu chuyện sau đây nói lên đạo lý và sự tích chiếc khăn tang đó. Kính mời quý vị và các bạn cùng suy nghiệm.
Thiện Tâm
Sự tích chiếc khăn tang
Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu t́ình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở riêng.
> Vì các cô lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá. Một hôm bà bảo chồng:
> – Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt, sau đó tôi lại về trông để ông đi…
> – Phải đó – ông đáp – nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi đợi lâu!
> – Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, c̣òn đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ông ạ!
> – Thôi được, thế thì bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở đó làm cho tôi mỏi ṃòn trông đợi.
>
> Rồi người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng đă thấy bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:
> – Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy? Có gặp điều gì khó khăn dọc đường hay không mà vẻ mặt bà không được vui?
> Bà phú hộ đáp:
> – Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe cả. Tôi về sớm là vì tôi muốn ông khỏi trông. Ông cứ đi một lần cho biết.
>
> Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ chẳng hiểu gì nên cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi.
>
Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông hài ḷòng, nhưng con gái ông lại không được như thế, nó chỉ chuyện trò giả lả được đôi câu rồi quay vào công việc của nó.
> Đến khi chồng nó ra đồng trông coi thợ cày cấy, thì con gái ông lúi húi lo việc bếp núc, cha con chẳng có dịp chuyện trò.
>
> Măi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, định bảo nó dọn cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết?!”. Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi mà vẫn còn bận một số công việc nên ông phải đợi tiếp. Đến khi thấy quá trưa, con gái ông mới gọi chồng:
> – Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!
>
> Nghe con gái nói thế, ông cảm thấy không được vui. Chiều hôm ấy và liên tiếp những ngày sau cũng vậy. Ông nghiệm ra rằng con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ không phải cho ông: “Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình cũng phải ngồi nhịn đói”. Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác xem sao.
>
> Lần này vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Chắc thế nào những đứa sau cũng phải khác chứ, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao? Vợ chồng ta trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi bố mẹ tuổi già kia mà!”
>
> Nhưng khi đến nơi, ông thấy đứa thứ hai cũng chẳng khác gì đứa đầu. Nghe bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, bỏ mặc ông chẳng chút quan tâm.
>
Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không say mê với công việc của nó, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng:
> – Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng c̣òn là con mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nó nhiều.
> Nghĩ vậy nên ông quày quả trở về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về còn ngắn hơn cả bà.
>
> Khi về, ông gọi vợ lại bàn rằng:
> – Thế là mấy đứa con gái có cũng như không, chẳng hy vọng gì vào chúng nó đỡ đần mình tuổi già nữa rồi. Bây giờ bà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ sao?
> Vợ phú hộ trả lời:
> – Thôi ông ạ! Đừng có đi mà mất công lại nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng không đoái không hoài thì con nuôi có làm được gì ?
> Phú ông liền bảo:
> – Trên đời này có kẻ tốt người xấu, đâu phải ai cũng như ai, bà đừng ngại.
> – Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.
>
> Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao:
> – Ai mua cha không ? Có ai mua cha thì ra mà mua! Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi…
> Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn vui miệng nói :
> – Mua lăo ấy để về nhà mà hầu ư ? và để rồi đây lão ta trăm tuổi qua đời có được đồng nào còn phải lo tống táng nữa sao ? Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn.
> Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú ông vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này đến ấp kia, miệng rao không ngớt:
> – Có ai mua cha không này?
Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo, nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ :
> – Hai vợ chồng mình mồ côi từ thuở bé, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi th́ì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà.
> Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói :
> – Ông định bán bao nhiêu tiền?
> – Năm quan không bớt.
>
> Anh chồng liền thưa:
> – Thú thật với ông, nhà tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem sao.
>
> Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về, nhưng số tiền vay được cùng với tiền nhà gom lại cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:
> – Thôi thì ông thông cảm cho, hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.
>
> Hai ngày sau, vợ chồng anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà “cha cha, con con” rất thân tình. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ bây giờ biến đi đâu mất liền hỏi:
> – Này con ơi, tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy ?
> Anh chồng tần ngần đáp:
> – Chẳng giấu gì cha, nhà con quá nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì biết có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền năm quan đó.
>
Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ ông không biết mệt. Phú ông vẫn không cho biết gốc tích quê quán thật của mình, hằng ngày vẫn cứ ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc.
> Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đă nghèo lại càng mạt thêm.
> Hai vợ chồng phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già.
> Tình hình như vậy kéo dài nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà gạo tiền đã kiệt. Tuy vậy, họ vẫn không hề lộ vẻ mỏi mệt, cố làm vui lòng cha già.
>
> Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề, ông bảo họ:
> – Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta!
> Vợ chồng anh nông phu trố mắt nhìn nhau, tưởng ông phát điên, nhưng sau đó lại thấy ông phú hộ giục bảo:
> – Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo cha kiếm ăn thì cứ việc đi, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao nhiêu đừng tiếc nữa.
>
Vợ chồng nghe thế thì biết ông nói thật, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà.
> Đi theo ông già, họ thấy ông ban ngày lần hồi xin ăn, tối tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ, họ vẫn vâng lời, không chút phân vân.
>
> Ba người đi xin ăn như thế được năm ngày, cuối cùng đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi, ông mới vui vẻ bảo họ:
> – Các con ơi, đã đến nhà ta rồi!
> Bà phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:
> – Bà nó này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!
>
> Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới ngớ người ra, biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có.
> Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình, và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.
>
> Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn gia tài cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối rằng:
> – Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin đấy!
Ông nói tiếp: – Nếu chúng nó có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt néo” trổi dậy cho mà coi. Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.
>
> Nhưng khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha cho chúng nghe và bảo chúng đừng có vào nhà, kẻo có sự chẳng lành.
>
> Năm đứa con gái hối hận lắm, nhưng việc đã rồi biết làm sao? Khi đưa linh cữu cha, chúng đòi đi đưa cho bằng được. Khuyên can con mãi không xong, cuối cùng bà buộc lòng phải xé cho chúng ngoài khăn tang ra còn thêm mỗi đứa một vuông vải cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết.
>
> Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm:
“Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có thêm một mảnh vải che mặt.”
……………………………………………….

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Paid Links