22/04: 1.Câu chuyện trên Đỉnh núi(GS Nguyễn Văn Phú)2.Pho tượng kỳ lạ nhất VN-2-Bí mật 60 năm về nhục thân Thiền Sư Như Trí-
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 5173 lần
Bích Hậu to:…,me – Hình:Đức Phật Thích Ca-NN sưu tầm
Câu Chuyện Trên Đỉnh Núi
GS. Nguyễn Văn Phú
Sau khi từ biệt nhà sư trụ trì chùa Giải Oan ở ngay chân núi, hai thầy trò bắt đầu lên dốc. Mới đi chân còn khoẻ, nhà sư già bước thoăn thoắt, chú tiểu đồng nhanh nhẹn theo sau. Qua một đoạn đường gần như dựng đứng, họ đến một khu đất khá rộng và phẳng với…
… mấy chục ngôi tháp, ngôi lớn nhất và đẹp nhất là tháp vua Trần Nhân Tông – vị sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – bỏ ngôi đi tu, tên là Điều Ngự Giác Hoàng hay Hương Vân đại đầu đà.
Không nấn ná nhiều, họ tiến nhanh trên đường dốc để lên chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của khu Yên Tử, lớn và đẹp. Tiểu đồng đứng dưới cây đại già, đọc được đôi câu đối:
Dẹp giặc độ chúng sinh, làm vua làm Phật,
Dạy dân tu thiền giáo, yêu đạo yêu đời.
Suối Ngự róc rách chảy bên cạnh chùa. Hai thầy trò rửa mặt rồi tiếp tục lên cao. Con đường không phải là đường, thật ra chỉ là một lối đi chật hẹp, cheo leo, hai người gắng theo hẻm nhỏ giữa hai vách đá để đến Cửa Trời.
Không khí trong lành, mát mẻ, làm cho người ta quên cả mệt nhọc, cố cất bước thêm, mong lên đỉnh núi. Mục tiêu đã đạt: hai thầy trò đến chùa Đồng, gọi là chùa mà thật ra chỉ là một cái am, mỗi bề chừng hơn một mét, cao khoảng một mét rưỡi. Gọi là chùa Đồng vì làm bằng đồng, nhưng sau bị mất nên được làm lại bằng gạch.
Hai thầy trò thắp nhang làm lễ, xong ngồi nghỉ, phóng tầm mắt ra xa. Được ngày trời đẹp, họ thấy tận Vịnh Hạ Long. Gió từ biển thổi vào làm cho cả ngàn cả vạn cây thông rung động vi vu. Trước cảnh bao la thơ mộng ấy, hai thầy trò không ai nói câu nào. Quay về phía tay mặt, xa xa, một rặng núi hiền lành mờ mờ xanh xanh ven theo dòng sông Kinh Thầy. Ngọn Yên Phụ ở đó chăng?
Thấy chủ tiểu yên lặng, vị sư già hỏi:
– Con có điều gì suy nghĩ thế?
– Dạ, bạch thầy, đứng trước cảnh này con nghĩ đến hai câu: “Dù ai quyết chí tu hành, có về Yên Tử mới đành lòng tu”. Và con không ngạc nhiên về việc lên núi này để tu hành. Tuy nhiên bỏ cả ngai vàng để đi tu như ngài Điều Ngự Giác Hoàng, điều ấy làm con tự hỏi: Đạo Phật có những điểm gì đặc biệt đến mức thu hút cả bậc đế vương như vậy.
– Có chứ!
– Xin thầy thương dạy cho con.
– Được, đạo Phật có một số đặc điểm. Thứ nhất, đạo Phật không nhận có một đấng thần linh sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật, nghĩa là không nhận có một nguyên nhân đầu tiên. Ở Đông phương, ngoài đạo Phật còn đạo Lão nói đến “nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Cái “nhất” ấy là “ĐẠO”; Đạo Khổng nói đến “thái cực sinh lưỡng nghi (âm dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái …”. Nguyên nhân đầu tiên ĐẠO, THÁI-CỰC không có hình tượng và không được nhân cách hóa.
– Bạch thầy, thế thì đạo Phật nói đến cái gì?
– Đạo Phật có cái lý duyên khởi. Nhân gặp đủ duyên thì có sự vật. Cái nầy làm nhân cho cái khác, cái khác lại làm nhân cho cái khác nữa, muốn có quả thì phải đủ duyên. Vì lập trường ấy mà có người cho rằng đạo Phật là vô thần. Điều này cần xét lại vì cái quan niệm về vô thần và hữu thần cần phải rõ rệt mới thảo luận sâu hơn được.
– Đạo Phật còn đặc điểm gì nữa, bạch thầy?
– Đạo Phật có thuyết vô ngã tức là “không có ta”. Lý vô ngã rất khó. Nôm na mà nói thì đức Phật dạy như thế này: Cái mà ta vẫn coi là ta gồm có thân và tâm. Thân chẳng qua là do những cái khác hợp lại mà thành, Phật học gọi đó là duyên hợp. Hết duyên thì hết thân. Thân tuy có, mà là “giả có” chứ không thật có. Tâm thì biến chuyển từng giây từng phút, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc giận. Nó tuy có mà là “giả có”. Cái ta mà người ta thường nói đến chỉ là “cái ta” do xã hội qui ước ra, gọi là “ta” cho tiện thôi!
– Có thầy đây, có con đây, mà lại bảo rằng không có ta, thật là bí hiểm!
– Thế mới gọi là đặc điểm, phải mất nhiều thời gian tham cứu mới “ngấm”, phải mất nhiều thời gian tu tập mới “vô”.
– Thế là hai đặc điểm rồi, bạch thầy.
– Đúng, cái thứ ba là: Đạo Phật đòi hỏi Phật tử “hiểu rồi mới tin” chứ không phải “nghe gì tin nấy”. Có cả một bài kinh nói về chuyện nầy, đó là kinh Kalama và đặc biệt nhất là điểm thứ tư: Tính cách khoan dung. Đức Phật dạy đệ tử không được bài bác các tôn giáo khác. Khi có một người khác đạo đến xin quy y Phật, Ngài bảo nên về suy nghĩ kỹ rồi hãy quyết định và khuyên người đó phải tôn trọng sư phụ cũ. Vì tính cách khoan dung đó mà trong lịch sử không có chiến tranh nào mang tính cách Phật giáo cả.
– Bạch thầy, đạo Phật có giáo điều không?
– Tùy theo cách hiểu biết. Có người bảo rằng giáo điều của đạo Phật là “Vạn pháp có chung một bản thể tuy rằng hình tướng khác nhau. Ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể thành Phật được”. Điều này cho biết: người tu Phật có thể thành Phật như vị sáng lập ra Phật giáo. Ở tôn giáo khác, đệ tử không thể lên ngang giáo chủ được! Vì không thể “chứng minh” rằng vạn pháp có chung một bản thể và ai ai cũng có Phật tánh, nên người ta nghĩ rằng câu ấy là một giáo điều. Tuy nhiên cũng có người trả lời rằng: Tu hành đến chứng ngộ sẽ “thấy”, không ai chỉ cho được!
Mặt trời đã ngả bóng, hai thầy trò khoác bị lên vai, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh một lần nữa; những đám mây trắng cuồn cuộn nổi bật trên nền trời xanh bắt đầu ngăn tầm mắt phóng ra vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà, nhưng gió mát vẫn thổi nhè nhẹ, rừng thông vẫn reo vi vu êm ả, lòng người lâng lâng, vừa say mê cảnh đẹp của đất nước, vừa muốn theo dấu chân của Điều Ngự Giác Hoàng.
Hai thầy trò đi lần xuống núi, đến chùa Hoa yên nghỉ đêm tại đó. Ăn xong lương khô đạm bạc cạnh đống lửa đốt lên để xua khí lạnh ban đêm, thầy trò ngồi yên lặng.
Thầy nhập thiền, trò nghiền ngẫm về những điều vừa được nghe. Chú tiểu đồng bỗng nhớ lại câu: Đạo là để thực hành chứ không phải là để nghiên cứu xuông.
Ánh bình minh ló rạng, chú tiểu có cảm giác lòng mình cũng đang có bình minh.
GS. Nguyễn Văn Phú
………………………………..
Fw: Fwd: Fw: Pho tượng kì lạ nhất Việt Nam
KimDung to:…, me,
Cận cảnh pho tượng kì lạ nhất Việt Nam
Có lẽ nhiều người ở Hà Nội không hề hay biết rằng giữa thủ đô có một bức “dị tượng” không giống với bất kì bức tượng Phật nào khác.
Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca .
Pho tượng này là kết quả từ một cuộc pháp nạn của các tăng ni Phật giáo Việt Nam năm 1678. Khoảng thời gian hậu Trần đó, Phật giáo không còn được đứng ở vị trí quốc giáo nữa, thay vào đó là Nho giáo thịnh hành hơn bao giờ hết.
Đỉnh điểm là đến thời vua Lê Hy Tông đã có một sắc lệnh đuổi hết các sư sãi lên rừng, ai không đi sẽ bị trừng trị nặng nề. Đạo Phật khi đó đã phải trải qua một thời kỳ nhọc nhằn. Một trong số những hòa thượng đắc đạo pháp danh Tông Diễn, được biết đến với tên Tổ Cua, Tổ Cáy cũng bị buộc phải đi qua con đường hoặc sinh hoặc tử này.
Không cam tâm thấy tăng chúng phải trải qua pháp nạn quá nặng nề đó, hòa thượng Tông Diễn đã tìm cách len lỏi trở lại kinh thành Thăng Long, tìm cách giáo hóa vị vua Lê Hy Tông đầy quyền uy và kì thị, vị vua mà sau này, nguyện phủ phục dưới Phật để sám hối những lỗi lầm đã phạm.
Để cảm hóa được vua Lê Hy Tông, hòa thượng Tông Diễn đã cho một tấm biểu viết sẵn vào một chiếc hộp chuyển vào cho vua Hy Tông. Trong biểu chỉ có những điều đơn thuần dễ hiểu như: hãy nhìn vào đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội…
Vua Hy Tông mở chiếc hộp và đọc chiếu mới bừng tỉnh, cho vời hòa thượng Tông Diễn vào trò chuyện. Sau khi nghe hòa thượng thuyết pháp, bèn rút lại sắc lệnh đã ban.
Vua Hy Tông từ đây hết sức sửa mình, tự nguyện đề nghị với hòa thượng Tông Diễn rằng nên làm một bức tượng mà trong đó, vua phủ phục dưới Phật, để thể hiện sự sám hối và sửa mình một cách cẩn trọng của ông.
Đây là bức tượng độc đáo nhất của văn hóa Phật giáo Việt Nam, mang tính cách Việt và lịch sử Việt, không nơi nào trên thế giới có một mã văn hóa như thế. Pho tượng này nằm ở một tầng cao về trí tuệ, một sự sửa mình để sống tốt hơn, một người ở cấp độ cầm quyền cao nhất cũng phải xem lại chính mình.
Theo Giáo Dục Việt Nam
…………………………………………………………..
FW:Bí mật 60 năm về nhục thân Thiền Sư Như Trí
KimDung to:…,me
Until gaining full realization,
May I always keep pure motivation for the benefit of all sentient beings.
Kanam Tremo
Qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư Đàm Chính ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp
Cách Hà Nội hơn 20km, trên đường đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Giữa cánh đồng mênh mông trồi lên một ngọn núi, đứng từ xa trông rõ tượng thiền sư Vạn Hạnh khổng lồ nhìn về Thăng Long.
Tượng thiền sư Vạn Hạnh trên núi Tiêu nhìn về kinh thành Thăng Long.
Xưa kia, nơi đây phong cảnh sơn thủy hữu tình. Dòng Tương giang uốn lượn dưới chân núi Tiêu nay đã rời xa, biến thành bờ xôi ruộng mật, xóm làng trù phú.
Những ngày cuối năm, du khách viếng thăm Tiêu Sơn rất đông, nhang khói tỏa hương ngát cửa thiền. Tôi vòng ra sau chùa, đi dưới những hàng cây, trèo lên đỉnh núi ngắm những am tháp rêu phong, cổ kính. Thật đúng là: “Chim sáo cây rừng kêu ẩn sớm/ Chùa Tiêu bóng tháp khểnh nằm trưa” (Tiêu Sơn hoài cổ thi).
Ngôi chùa này vốn có tên Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu thiền, giảng đạo và dạy dỗ vị vua đầy huyền thoại Lý Công Uẩn.
Trong gian nhà Tổ, dưới chân pho tượng chứa nhục thân bất hoại của thiền sư Như Trí, ni sư Đàm Chính ngồi trầm mặc, một tay lần tràng hạt, một tay đều đều gõ mõ lốc cốc.
Nhà Tổ của chùa Tiêu.
Du khách lặng lẽ đứng sau ni sư chắp tay khấn vái pho tượng nhục thân thiền sư Như Trí với lòng thành kính sâu sắc. Thiền sư Như Trí choàng tấm áo vàng, đôi mắt khép hờ, khuôn mặt phúc hậu, ngồi kiết già trong tủ kính. Ni sư Đàm Chính đã ngoài 80 tuổi và đã có gần 70 năm gắn bó với chùa Tiêu. Ni sư Đàm Chính kể: “Ngày xưa, khắp ngọn núi Tiêu cây cỏ rậm rạp, rắn rết bò lổm ngổm đầy núi, nên chẳng ai dám vào khu vực có mộ tháp, nơi đặt xương cốt của các hòa thượng. Khu mộ tháp gần như bị bỏ quênNhư duyên trời, một ngày cách nay 60 năm, khi nhà chùa dọn cỏ ở tháp Viên Tuệ, thì một viên gạch rơi ra. Nhà chùa cầm viên gạch ghép lại chỗ cũ, thì phát hiện thấy dòng chữ in trên viên gạch: Hòa thượng Như Trí, viên tịch năm 1723 (Bảo Thái năm thứ tư triều Lê Dục Tông). Sau này, tìm hiểu các tài liệu, thấy tên sư Như Trí đứng thứ 15 trong danh sách các vị hòa thượng đã trụ trì chùa Tiêu, vẫn được chùa cúng thỉnh”.
ị hòa thượng đã trụ trì chùa Tiêu, vẫn được chùa cúng thỉnh”.
Tháp Viên Tuệ – nơi ni sư Đàm Chính đã phát hiện nhục thân thiền sư Như Trí.
Qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư Đàm Chính ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với bất kỳ ai. Theo các tài liệu còn lưu lại ở chùa, thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền Uyển Tập Anh, là bộ sách có giá trị đặc biệt không những về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian. Thiền sư Như Trí cùng người thầy Chân Nguyên của mình tiếp nối tinh thần phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Theo các tài liệu của thiền phái Trúc Lâm, sau khi mãn duyên độ sinh, ngài an nhiên trước sinh tử, nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại..
Thiền sư Như Trí lúc đang ngồi trong am tháp (Ảnh chụp lại ở chùa Tiêu).
Theo ni sư Đàm Chính, nếu không có sự kiện một người chăn trâu mò lên tháp tìm của quý, chọc thủng pho tượng thiền sư Như Trí, thì ni sư quyết đem bí mật về pho tượng kia xuống suối vàng. Năm ấy, một người đàn ông trong làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã mò lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm… vàng bạc. Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp. Do tò mò, ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng mặt vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong. Sau này người chăn trâu này bị bệnh trọng, thế là lời đồn thổi về một nhà sư chết ngồi trong tháp rất linh thiêng lan truyền khắp xóm thôn.
Biết không thể giấu kín chuyện này mãi, ni sư Đàm Chính đã báo cáo với Hòa thượng Thích Thanh Từ – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. PGS. TS Nguyễn Lân Cường kể, hồi đang tu bổ nhục thân Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, một tỳ kheo của Thiền viện Trúc Lâm đã đến xem và có ý yêu cầu ông tu bổ giúp một nhục thân nữa, tuy nhiên, gặng hỏi mãi mà vị tỳ kheo kia nhất quyết không nói đó là nhục thân nào, ở chùa nào. Đến tận năm 2004, sau khi viết xong dự án “Tu bổ và bảo quản thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn” và được phê duyệt, TS. Nguyễn Lân Cường mới có điều kiện tiếp cận với nhục thể vị thiền sư kỳ lạ này. Hầu hết thông tin từ pho tượng nhục thân của thiền sư Như Trí cung cấp cho TS. Nguyễn Lân Cường, cũng giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu. Thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa… Điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc. Nhưng trong lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống.
Nhục thân thiền sư Như Trí khi chưa tu bổ.
Điều vô cùng ngạc nhiên với TS. Nguyễn Lân Cường khi tu bổ pho tượng táng này, đó là ông đã phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí. Ông Cường khẳng định: “Tượng được phủ kín bằng lớp bồi, phía dưới lại có đáy gốm hình tòa sen, do đó, khối vật chất này không thể lọt vào ổ bụng được”. Tin chắc khối vật chất này chính là nội tạng của thiền sư Như Trí, song ông Cường và các nhà khoa học vẫn lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích. Đúng như dự đoán, kết quả phân tích hóa học cho thấy, hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất còn lại của phần phủ tạng. Từ kết quả này, TS. Nguyễn Lân Cường suy luận rằng, trong bụng hai vị thiền sư chùa Đậu cũng có khối hợp chất còn lại của nội tạng mà máy chụp X-quang không phát hiện được.
Nhục thân thiền sư Như Trí được đặt tại nhà Tổ sau khi đã tu bổ.
Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc. Với sự xâm hại nghiêm trọng của thời tiết, vi khuẩn, côn trùng hàng mấy trăm năm, lẽ ra toàn thể nhục thân của ngài đã phải về với cát bụi, thế nhưng, vì sao ngài vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn còn nguyên vẹn? Câu hỏi này chưa có lời giải đáp. Việc tu bổ pho tượng táng nhục thân thiền sư Như Trí đã hoàn thành từ năm 2004. Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục “ngồi kiết già” trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.
…………………………….
Paid Links