Cách đây ít lâu, khi tôi nhận được dịch phẩm (Đọc và dịch thơ chữ hán của Nguyễn Du) do dịch giả Thảo Nguyên gửi cho, tôi đã đọc với đôi ba cảm nghĩ mà tôi xin được chia xẻ với các bân hôm nay.1- Trước hết, phải nói rằng khi cầm quyển sách này trong tay, tôi cảm thấy xúc động: Tôi xúc động trong niềm vui và hãnh diện. Vì ,thế là…… trong hàng ngũ cựu nữ sinh Trưng Vương niên khoá 1953-1960, chúng tôi đã có một bân hoàn tất được một công trình thật đáng trân trọng vô cùng: Bân đã dịch thơ chữ Hán của Đâi thi hào Nguyễn Du.2- Nhìn chung tôi bắt gập một cảm xúc tha thiết, nồng ấm của dịch giả đã bộc lộ trong từng con chữ từ trang đầu tới trang cuối, khi nói về thân thế Nguyễn Du cũng như những bài thơ của ông. Trong lời tựa, bân đã viết :)Trước vẻ đẹp thâm thuý đầy rung động tinh tế của những bài thơ chữ Hán hơn hai trăm năm cũ, trước (lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu) tôi thấy mình đã rất may mắn được đọc thơ Nguyễn Du, được khám phá một số bài thơ tuyệt đẹp….), Rồi tới bài thơ cuối cùng Hứng Ngày Thu, dịch giả cho ta biết nguyên nhân cái chết của Nguyễn Du, qua dọng nói đơn giản nhưng đầy lòng thương tiếc và kính phục: (Nguyễn Du mất ngày 10 tháng 8 âm lịch, tức ngày 16-9-1820, mất đột ngột vì bị bệnh dịch mà ông không chịu uống thuốc. Để tưởng nhớ thi hào yêu kính nhất của dân tộc, cuốn sách này trình bầy 55 bài thơ của ông…) . Cảm giác tha thiết này đã bàng bâc khắp dịch phẩm.3- Và đây cũng là một điểm đặc biệt nơi dịch giả mà tôi ghi nhận được. Dịch giả đã chọn 55 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. (tại sao không 57, 59 hay 70, 80…?) để dịch. Điều này đã nói lên tính cách sâu lắng, trân trọng của dịch giả đối với Nguyễn Du. Vì 55 bài thơ dịch đã tương ứng với cuộc đời kéo dài 55 năm của ông.4- Điểm thứ tư mà tôi cảm nhận được chính là sự tài hoa của dịch giả, nó được bộc lộ qua việc dịch giả đã chuyển dịch thơ qua rất nhiều thể loại thơ: thể thơ năm chữ như bài (Biệt Anh Nguyễn), trang 69, thể loại thơ lục bát như bài (Đi Trong Đêm), trang 92, thể loại thơ bẩy chữ như bài (Ngẫu Hứng I), trang 108. và thơ phá thể như bài (Bài Ca Nàng Cầm Ở Long Thành), trang 132…5- Nhưng trong những ưu điểm trên, đáng ngợi ca nhất là phần (Bình Chú). Phần này cho thấy tác giả đã đầu tư rất nhiều công sức, lao động trí tuệ để chú thích nguồn gốc, giải thích các địa danh (thuở xưa và danh xưng hiện tại…) và bình giải từng câu, từng chữ quan trọng hay ý nghĩa ẩn tàng trong bài thơ. Đôi chỗ tác giả còn cho biết những giai thoại liên quan tới đời Nguyễn Du nữa. Khi đọc xong một bài dịch, tôi cảm thấy như có người hướng dẫn, một giảng sư bên cạnh tôi để hướng dẫn những điều cần thiết như đã kể trên. Điều này làm tôi được an tâm và cũng làm tăng phần thích thú trong việc cảm nhận ý, tình của bài thơ đó.6- Tóm lại đây không phải chỉ là một dịch phẩm nghiêm túc, giá trị, mà nó còn như một hoà nhập tâm linh kỳ diệu giữa hai tâm hồn hiện diện cách nhau trên 200 năm.Trở lại niềm cảm xúc đến với tôi khi lần đầu tiên cầm quyển sách trong tay mà tôi đã thưa với các bạn lúc đầu. Đó không phải là một niềm vui bình thường như mỗi khi nhận được sách mới do các bạn gửi cho, mà còn là một niềm hãnh diện nữa. Vì tôi nghĩ, để dịch được những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, người dịch không phải chỉ cần có tâm hồn một nhà thơ, một tâm hồn đồng điệu với Nguyễn Du, vì như thế mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài hai điều kiện cần thiết đó, Thảo Nguyên -là một cựu giáo sư toán- đã dùng sự chính xác, tính kiên nhẫn, kỷ luật của một giáo sư toán học trong việc tra cứu, tìm hiểu đến ngọn ngành của từ ngữ, của điển tích..v..v.. thì mới hoàn tất một cách trọn vẹn bài thơ dịch của mình. Và thưa các bạn khi đã hoàn thành một dịch phẩm như thế này, Thảo Nguyên đã thêm vào danh sách các con cháu của Hai Bà Trưng, đã từng làm rạng danh ngôi trương Trưng Vương của chúng ta. Đó là lý do tôi xúc động vì vui mừng và hãnh diện.Xin cám ơn Thảo Nguyên đã cho chúng tôi một dịch phẩm xuất sắc.Xin cám ơn các bạn đã đón nhận những chia xẻ của tôi.
Cali 27-9-2008Nhã Nhạc Lê-Băng-Tâm
Paid Links