Tối qua coi TV với bà xã, thấy nhiều TV shows nói về “comfort zone” mình chợt nghĩ tới nhiều người thích sống trong cái “comfort zone” này, từ VN tới Mỹ. Hôm nay mình muốn chia sẻ ý nghĩ của mình về hai chữ này. Thiệt ra mình nghĩ mình chỉ sống một đời sống này mà không biết có cuộc sống thứ hai sau này hay không nên làm được gì thì làm cho cái cuộc sống hiện đại.
“Comfort Zone” dịch thẳng qua tiếng Việt là “Sống thoải mái” (không biết có đúng hay không LOL). Mình nhìn lại đời sống VN từ nhỏ tới lớn, nhìn chung quanh, người thành công, người bình thường, người thất bại, mọi thứ là tùy theo cái cách mình muốn sống, không có gì đúng, không có gì sai, mình thấy thoải mái là đời đẹp rồi, mỗi người mỗi ý, mỗi người lựa chọn cho mình một cuộc sống riêng. Bố mình hay nói tới đời sống “ông Ký”, mình không biết ổng nói gì nhưng mình hiểu như thế này, ông ký, đi làm thư ký, đi làm hằng ngày, đem tiền về cho gia đình và sống thật tằn tiện trong cái lương khiêm nhường, thật thoải mái và dễ dàng mặc dù không có nhiều tiền để có những tiện nghi như những công việc khác.
Khi mình qua Mỹ, mình hiểu về đời sống của Mỹ, không dễ nhưng cũng không khó, mình cũng muốn có một gia đình như ông Ký, đi học, đi làm, lấy vợ có con, mua nhà sống một cuộc sống thoải mái. Theo Mỹ thì mình sẽ sống trong một cái channel bị giới hạn bởi cái giới hạn của cao và thấp và không bao giờ biết ra khỏi cái channel này sẽ như thế nào, cái channel như một cái ống cống dài và mình chỉ đi trong đó mà thôi, thì cái này giống như cái “comfort zone” mà mình muốn nói tới. Bố mẹ mình cũng không muốn mình đi ra khỏi cái ống cống dài này để được an toàn. Cũng tốt, nhưng ở Mỹ, the sky is the limit, nếu mình sống một đời này thì mình làm những gì để có thể ra khỏi cái ống cống này, để thử cái “sky is the limit” vì đây là đất Mỹ, “everything is possible”. Mình đi làm, vợ mình đi làm, để dành tiền thì đời sống cũng thoải mái như gia đình ông ký rồi, nhưng mình muốn thử tất cả mọi thứ vì mình nghĩ mình có thể làm hơn như vậy, tại sao không sống tới mực sống cao mình có thể đạt được.
Muốn đi ra khỏi cái tunnel ống cống này, trên dưới có giới hạn hết, mình phải lấy búa đục cái ống cống bể ra để nhìn thấy trời xanh, mây trắng để bay ra, cũng như một con ruồi bị vướng ở cái cửa sổ, nó nhìn thấy bên kia, muốn bay ra nhưng cứ đụng cái kiếng mà không hiểu tại sao nhưng không kiếm một đường khác để đi qua được bên kia. Sống trong đời sống, theo mình, cả đời phải là “problems solving”, sống như ông ký có thể không có problems, nhưng phải có trở ngại mà vượt qua được thì con người mình sẽ tiến và mình sẽ thấy sky is the limit. Khi mình giải được nhiều vấn đề, vượt qua được nhiều trở ngại mình thấy mình thành công và yêu mình hơn, mình có tự tin và can đảm hơn, nó gọi là “living” hay là thật sự “sống”.
Bây giờ nói về cái “comfort zone”, gia đình sống bình thường, thỉnh thoảng cãi lộn, quát tháo, ai cũng vậy mình nghĩ. Phải dạy con theo ý mình vì mình không muốn con ra khỏi cái tunnel này vì không biết bên kia có gì hư hại cho nó. Mình không muốn có một ý tưởng khác với gì mình được bố mẹ dạy hoặc kinh nghiệm xương máu mình từng trải qua. Mình không muốn làm gì qua sức của mình mặc dù mình không biết sức mình mạnh và tốt như thế nào. Mình không muốn tiến trong công việc vì mình sợ làm việc mới phải học hỏi và thất bại mặc dù mình không biết khả năng của mình có tốt hơn như vậy không. Tất cả mọi thứ mình bị giới hạn bởi thành kiến và sự giáo dục của “ông ký” nhà ta.
Bên Mỹ này, thất bại là mẹ thành công, phải thử mới biết, phải làm mới biết, ngồi mà suy nghĩ, suy diễn theo cái tiềm thức của mình thì không bao giờ làm được một cái gì tốt đẹp hơn đời sống mình đang có. Gặp khó chạy, gặp bất đồng ý kiến thì lồng lộn, quát tháo để khỏi phải suy nghĩ và đổi tính cho gia đình êm thấm hơn. Mỹ có câu “just do it” thay vì nghĩ tới nghĩ lui rồi thôi “chắc không làm được đâu”. “The first step is the hardest”, “if we don’t start, we will never finish”. Tại sao mình và bà xã đập tường ra sửa nhà, không đập thì không bao giờ sửa, mà đập rồi thì phải làm cho xong vì nhìn quá ghê. Không bỏ tiền vào brokerage thì không bao giờ biết ăn thua, lời lỗ với thị trường, chứng khoán. Nhưng muốn thành công trong những công việc mới, phải cần sự học hỏi và kỷ luật của con người mình. Khi đã đi rồi thì không bao giờ trở lại với con người cũ trong cái tunnel tối tăm kia. Nhìn con cười, gia đình vui vẻ hạnh phúc, tiền bạc sung túc, bầu trời sáng lạng và đẹp đẽ vô cùng, nhưng phải có cái bước đầu và sự suy nghĩ, “mình sẽ làm được”.
Trong xã hội, đủ loại người, giầu, nghèo, hạnh phúc, khổ sở, mọi người chỉ khác nhau ở cái chí con người. Phải bật ra khỏi cái tunnel thì mới thấy bầu trời xanh đẹp nhưng không có gì là khó, chỉ đổi tính “ông ký” mà thôi. Nếu mấy người đọc bài mình viết khi con gái mình đổi ngành học từ medical qua business, bà xã buồn, nhưng mình mừng và ủng hộ con mình, nó có tính không muốn sống trong cái tunnel bố mẹ nó đặt ra, bà xã bây giờ hiểu vì sao. Không có brokerage account để thử cái tính sợ sệt của mình thì không bao giờ trở thành triệu phú nếu cứ đi làm như “ông ký” nhà ta. Thời gian sẽ trôi và không trở lại, khi về già, hết hơi làm lúc đó mới biết mình đã sống một cuộc đời quá uổng, nhất là ở đất Mỹ này, “the sky is the limit” nếu mình không ra khỏi cái tunnel.